Skip to content

Gia công in ấn là gì? Những hình thức gia công thường gặp trong in ấn

18.638 lượt đọc

Gia công in ấn là khâu quan trọng trong ngành in ấn, in offset để tạo ra ấn phẩm có chất lượng. Hãy để In Lấy Ngay giúp bạn hiểu rõ gia công in ấn là gì? Và có các loại gia công in ấn nào?

Tin bài liên quan

Gia công in ấn là gì?

In ấn là quá trình tạo ra chữ và hình ảnh trên mặt giấy hay trên các chất liệu nền khác nhờ mực in, thường được thực hiện với số lượng lớn, là một phần vô cùng quan trọng trong ngành in ấn.

Gia công in ấn là quy trình diễn ra sau khi in thành phẩm. Ngoài thiết kế đẹp, in màu chuẩn, hình ảnh sắc nét thì cần sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.

Gia công in ấn là công việc không thể thiếu sau khi in, là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm ưng ý và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các loại gia công trong in ấn

Sau khi in ra tờ in, bạn phải thực hiện gia công sau in. Với công nghệ kỹ thuật số ngày càng hiện đại, và công nghệ in offset phổ biến như hiện nay, bạn có thể gia công in ấn bằng nhiều phương pháp, tạo nên đa dạng các loại thành phẩm và đáp ứng được nhu cầu mẫu mã của khách hàng. In Lấy Ngay giới thiệu cho bạn các loại gia công trong in ấn phổ biến sau:

Cắt xén thành phẩm

Máy xén cắt thành phẩm sau khi in
Máy xén cắt thành phẩm sau khi in

Cắt xén giấy là công đoạn đầu tiên trong gia công sau in. Hầu hết các thành phẩm sau khi in đều phải trải qua công đoạn này, nhằm đưa sản phẩm về đúng kích thước hoặc tách nhiều sản phẩm trên một tờ giấy in theo mẫu khách yêu cầu.

Trong thiết kế in ấn, thành phẩm thiết kế cần tính đến khoảng cách, phần thừa để xén thích hợp, thường là 3mm - 5mm. Những thiết bị sử dụng là máy cắt một mặt, sản phẩm sách, tạp chí thường sử dụng máy cắt 3 mặt.

Cán phủ màng

Cán phủ màng bóng, cán phủ màng mờ
Cán phủ màng bóng, cán phủ màng mờ

Cán phủ màng là công đoạn phổ biến sau in, lớp màng nhựa (PE, PP) được cán lên bề mặt tờ in theo yêu cầu của thiết kế, nhằm bảo vệ thành phẩm không bị trầy xước và giúp sản phẩm in tăng khả năng giữ màu tốt, chống ẩm, bền chữ, không thấm bề mặt. Cán phủ màng hay sử dụng cho các sản phẩm: danh thiếp, bìa sách…. Có 2 loại phương pháp cán màng đó là: cán bóng và cán mờ

  • Cán phủ màng bóng:

Là sử dụng nhựa Polymer trong, bóng và được cán nhiệt để dán lên sản phẩm in ấn, giúp mang lại tính năng bảo vệ và thẩm mỹ cho thành phẩm. Loại cán này thường dùng cho dán decal ô tô, in tờ rơi, in brochure,... và có thể cán bóng trên 1 mặt hoặc 2 mặt cho các sản phẩm in.

Ưu điểm loại cán này là sản phẩm sẽ sáng hơn, cứng cáp hơn

  • Cán phủ màng mờ:

Giống như cán bóng, cán mờ cũng được phủ lớp màng nhựa lên mặt ấn phẩm giúp ấn phẩm có độ bền cao và làm tăng tính thẩm mỹ cho ấn phẩm.

Ưu điểm tăng độ trầm, làm sáng sản phẩm

Lăn vân thành phẩm

Tờ in sau khi đi qua máy lăn vân, có bộ phận chính là 2 trục kim loại và một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bờ mặt tờ in, làm biến dạng tạo ra các hoa văn. Có thể kết hợp cán màng và  lăn vân để tạo được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Thường được sử dụng cho thiệp mừng, bìa sách…

Tráng phủ bề mặt thành phẩm

Công đoạn tráng phủ bề mặt là tráng lên mặt tờ giấy in một lớp hóa chất tạo độ bóng, bảo vệ bề mặt giấy không bị trầy xước. Có 2 dạng tráng phủ là phủ lắc và phủ UV.

  • Phủ lắc: Dùng mực lắc trong, và thực hiện trên máy offset thông thường

  • Phủ UV: Dùng vecni UV, thực hiện trên máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc có thể kéo lụa. Sử dụng vecni UV có thể tạo được nhiều hiệu ứng rất đẹp như: bóng, nổi, bề mặt cát, … Phủ UV có 2 kiểu: UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) & UV từng phần (chỉ tráng phủ lên chi tiết cần thiết).

Phủ uv lên bền mặt thành phẩm
Phủ uv lên bền mặt thành phẩm

Ép kim

Ép kim là sử dụng một khuôn bằng kim loại có hình ảnh hay chữ để trang trí trên bề mặt sản phẩm in bằng cách dán ép lên bề mặt tờ in theo yêu cầu của khách hàng, thường được sử dụng in thiệp cưới, in thiệp sinh nhật, in name card

Bế gân, cắt khuôn, bế răng cưa

Những thành phẩm có hình dạng phức tạp, không thể cắt bằng máy mà phải dùng phương pháp cấn bế, được sử dụng phổ biến trên bao thư, giấy… Bế răng cưa thường được sử dụng trong các loại vé, voucher…

Đánh số nhảy

Đánh số nhảy là phương pháp đóng số nhảy tự động, công việc này rất cần thiết trong ngành in ấn, thường được sử dụng trong in ấn các loại biên lai, hóa đơn,… phù hợp cho việc đóng số với số lượng lớn.

Dập chìm, dập nổi

Đạp chìm nổi lên bền mặt thành phẩm

Dập chìm, dập nổi là phương pháp tạo ra hình ảnh nổi hay chìm trên bề mặt thành phẩm in thông qua hệ thống khuôn âm dương, dùng cho in hộp giấy, name card cao cấp…

Gấp, dán thành phẩm

Sau khi in thành phẩm, các loại giấy dày cần phải tạo vạch gấp trước khi gấp bằng tay, sau đó dán thành phẩm tùy mẫu sản phẩm. Ngoài ra, có thể sử dụng máy gấp, dán để tiết kiệm chi phí, thời gian hoàn thành nhanh chóng. Thường được sử dụng trong in ấn tờ gấp, hộp…

In Lấy Ngay mong rằng qua những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bạn hiểu thêm về gia công in ấn và các loại gia công trong in ấn.

5/5 (120 bầu chọn)