1. Right Rice
Right Rice là một thương hiệu ngũ cốc khô, chủ yếu là gạo, có chứa chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực vật như rau và các loại đậu. Để thu hút sự chú ý của khách hàng và thể hiện sản phẩm một cách trực quan, thương hiệu đã thiết kế và in hộp cứng bao bì với phần cửa sổ có hình chiếc tô chuyên dùng để ăn ngũ cốc.
Thiết kế này không chỉ giúp người mua hàng có thể xem được sản phẩm bên trong mà còn khiến sản phẩm trông ngon mắt hơn. Từ đó giúp tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và khuyến khích họ quyết định mua hàng.
2. Gritz Italian
Gritz Italian là một thương hiệu bia của Ý. Bên cạnh phần vỏ chai bằng chất liệu cao cấp, thương hiệu này in nhãn mác kể về câu chuyện trong gia đình. Mỗi hương vị thể hiện cho một thành viên khác nhau như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,... Trên nhãn mác in hình của từng người với những màu sắc và dáng vẻ khác nhau, tạo nên sự độc đáo và gần gũi với người dùng.
3. Dell và Method
Đây là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phát triển tính bền vững của bao bì sản phẩm. Với Dell - một thương hiệu về máy tính, thương hiệu này đã sử dụng vật liệu làm từ sợi nấm để in hộp cứng đóng gói sản phẩm của mình. Vật liệu này có thể phân hủy sinh học hoàn toàn và có thể thay thế cho polystyrene (một loại nhựa nhiệt dẻo).
Bên cạnh đó, Method - một thương hiệu sản xuất sản phẩm vệ sinh - đã tạo ra những chiếc chai, lọ đựng sản phẩm của mình từ rác thải nhựa thu thập từ đại dương, góp phần lan tỏa thông điệp về môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
4. Carlsberg
Trong khi đó, Carlsberg - một thương hiệu bia - đã loại bỏ vòng nhựa đựng lốc 6 lon (Six-pack rings) trong quy trình đóng gói của mình. Thay vào đó, họ sử dụng một loại keo đặc biệt có thể dính các lon lại với nhau và không ảnh hưởng đến khả năng tái chế của những chiếc lon này, từ đó giúp giảm đáng kể lượng nhựa sử dụng trong quy trình đóng gói của doanh nghiệp này.
5. Clever Little Bag - Puma
Clever Little Bag là một dự án của Puma với phần bao bì giày dép được thiết kế thông minh vừa bảo vệ tốt sản phẩm, vừa tiện lợi để mang đi mang lại. Quan trọng nhất, loại bao bì này sử dụng ít hơn 65% bìa các tông (carton) và hoàn toàn không cần đến giấy lụa.
6. Coca-Cola
Coca-Cola đang ủng hộ phong trào BYOB (Bring Your Own Bottle - tạm dịch: tự mang chai nước của bạn) với thương hiệu nước lọc Dasani của mình. Coca-cola đã đặt các trạm DASANI PureFill để bơm nước lọc của họ vào những chai nước mà người dùng mang tới. Bên cạnh đó, không chỉ nước lọc, nhiều trạm còn cung cấp cả các loại nước ngọt.
Khi đó, người dùng sẽ cắt giảm được chi phí mỗi lần mua nước, đồng thời giảm sử dụng chai nhựa. Sáng kiến này là một phần trong nỗ lực của Coca-Cola nhằm giảm số lượng chai nhựa PET trong chuỗi cung ứng của mình.
7. Pangea Organics
Pangea Organics là một thương hiệu về sản phẩm chăm sóc cá nhân. Doanh nghiệp này thường in hộp cứng bao bì bằng chất liệu có nguồn gốc từ thực vật và có thể tái chế hoàn toàn.
Đáng chú ý, thương hiệu này đã giới thiệu bao bì sản phẩm có thể phân hủy và trồng được 100%. Sau khi đã sử dụng sản phẩm, bạn có thể mang phần vỏ bao bì đi trồng do những chiếc bao bì này đã được nhúng hạt giống trong quá trình sản xuất. Đây là một bước tiến tới vòng đời sản phẩm không rác thải, được người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường tích cực hưởng ứng.
8. Good Hair Day Pasta
Tương tự với trường hợp của Right Rice như đã nêu ở trên, Good Hair Day Pasta là một sản phẩm của Greenomic Delikatessen - một thương hiệu thực phẩm - với phần bao bì có những đường cắt bằng nhựa trong suốt cho thấy sản phẩm ở bên trong. Những đường cắt này tạo thành hình dạng mái tóc của một người, kết hợp với những sợi mì bên trong hộp bao bì tạo nên hình ảnh cô gái hoặc chàng trai với mái tóc độc đáo, bồng bềnh hoặc suôn mượt, dễ hấp dẫn người nhìn và tạo ấn tượng sâu sắc.
Hi vọng bộ sưu tập này của chúng tôi sẽ giúp bạn có ý tưởng thiết kế cho bao bì riêng của mình.