Skip to content

Nhãn mác bao bì thực phẩm cần bao gồm những thông tin gì?

13 lượt đọc

Nhãn mác là thành phần rất quan trọng khi thiết kế bao bì cho sản phẩm thực phẩm. Các doanh nghiệp cần đảm ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc như tên sản phẩm, hạn sử dụng, xuất xứ, thành phần,...

Đôi nét về nhãn mác bao bì thực phẩm

Nhãn mác bao bì thực phẩm chứa thông tin hữu ích giúp người tiêu dùng đánh giá đúng về chất lượng thực phẩm và lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp với gia đình mình. Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói đều phải có nhãn ghi các thông tin này nhưng tùy vào loại thực phẩm mà các thông tin bắt buộc in trên nhãn mác bao bì cũng sẽ khác nhau.

Nhìn chung, nhãn mác bao bì thực phẩm sẽ bao gồm các thông tin như:

  • Thực phẩm là gì
  • Chi tiết về nhà sản xuất và nước xuất xứ
  • Thông tin dinh dưỡng và thành phần
  • Chất gây dị ứng và phụ gia
  • Trọng lượng và đơn vị đo lường của sản phẩm
  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng
  • Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
  • Tuyên bố về dinh dưỡng và sức khỏe (nếu có).
  • Một số loại thực phẩm và đồ uống sẽ có yêu cầu ghi nhãn bổ sung.
Ảnh minh họa thông tin bao bì thực phẩm
Ảnh minh họa thông tin bao bì thực phẩm

Theo một số đơn vị in bao bì nhãn mác tại Hà Nội, một số loại thực phẩm không có nhãn (ví dụ: trái cây và rau tươi hoặc thực phẩm mua tại nơi sản xuất, chẳng hạn như bánh mì tại tiệm bánh) vẫn có thể dán nhãn các thông tin này để tăng thêm độ uy tín cho sản phẩm.

Một số thông tin quan trọng trên nhãn bao bì thực phẩm

Hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm

Thực phẩm là sản phẩm có thời hạn sử dụng nhất định và nhà sản xuất sẽ cần in thông tin này lên nhãn bao bì của thực phẩm. Hạn sử dụng của thực phẩm được chia thành hai loại: sử dụng trước ngày (Use-by date) và sử dụng tốt nhất trước ngày (Best-before date).

Hạn sử dụng tốt nhất trước ngày (Best-before date)

Hạn sử dụng tốt nhất trước ngày đề cập đến chất lượng thực phẩm – thực phẩm được bảo quản theo cách khuyến nghị trên bao bì sẽ vẫn có chất lượng tốt cho đến ngày đó. Sau khi đã qua thời gian này, thực phẩm vẫn đảm bảo an toàn nhưng có thể mất đi một số chất lượng và giá trị dinh dưỡng nhất định.

Các sản phẩm có hạn sử dụng tốt nhất có thể được bán hợp pháp sau ngày đó với điều kiện sản phẩm vẫn phù hợp để con người tiêu thụ.

Hạn sử dụng trước ngày (Use-by date)

Các loại thực phẩm không nên tiêu thụ sau một ngày nhất định vì lý do sức khỏe và an toàn phải có ngày hết hạn sử dụng, hay còn gọi là hạn sử dụng trước ngày. Điều này có nghĩa là các sản phẩm này sẽ không được phép bày bán sau ngày đó.

Đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dễ hỏng như thịt, cá, rau quả và các sản phẩm từ sữa sẽ cần chú ý in chính xác ngày hết hạn sử dụng của sản phẩm của mình để tránh mang lại rủi ro cho khách hàng. Khi đó, khâu thiết kế và in ấn tại xưởng in bao bì nhãn mác tại Hà Nội cần được thực hiện cẩn thận và chính xác.

Để xác định được tính an toàn của thực phẩm dựa vào ngày hết hạn, bạn cần:

  • Kiểm tra ngày hết hạn trước khi mua thực phẩm.
  • Hãy chú ý đến hạn sử dụng trước ngày và sử dụng tốt nhất trước ngày trên thực phẩm trong tủ lạnh của bạn.
  • Không ăn bất kỳ thực phẩm nào đã quá hạn sử dụng, ngay cả khi trông và ngửi mùi vẫn ổn.
Hạn sử dụng trước ngày và Hết hạn sử dụng
Ảnh minh họa nhãn Sử dụng tốt trước ngày (best before) và Ngày hết hạn sử dụng (used by)

Thành phần các chất trong thực phẩm

Theo các đơn vị in bao bì số một miền Bắc, tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo trọng lượng, bao gồm cả nước. Theo đó:

  • Thành phần đầu tiên được liệt kê có trọng lượng lớn nhất.
  • Thành phần cuối cùng được liệt kê có trọng lượng nhỏ nhất.

Tỷ lệ thành phần ghi trên nhãn thực phẩm

Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói phải cho biết tỷ lệ thành phần của thực phẩm. Ví dụ, một lọ bơ đậu phộng có thể ghi 85% đậu phộng trong khi lọ khác có thể ghi 100% đậu phộng. Thông tin này có thể hữu ích cho người mua hàng khi so sánh các sản phẩm khác nhau.

Bảng thông tin dinh dưỡng

Bảng thông tin dinh dưỡng cho người dùng biết lượng chất dinh dưỡng khác nhau chứa trong mỗi khẩu phần hoặc có trong 100g hoặc 100ml thực phẩm.

Theo “Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm” của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, khuyến khích các tổ chức, cá nhân ghi nhãn thông tin dinh dưỡng theo hướng dẫn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). Có một số ngoại lệ đối với các yêu cầu in nhãn mác bao bì thực phẩm, chẳng hạn như:

Các gói rất nhỏ và thực phẩm như thảo mộc, gia vị, muối, trà và cà phê

  • Thực phẩm có một thành phần (như trái cây và rau tươi, nước và giấm)
  • Thực phẩm được bán tại các sự kiện gây quỹ.
  • Thực phẩm được bán không đóng gói (nếu không có tuyên bố dinh dưỡng)
  • Thực phẩm được chế biến và đóng gói tại điểm bán.

Thành phần hỗn hợp là gì?

Một số thành phần trong thực phẩm được gọi là 'thành phần hỗn hợp'. Đây là những thành phần được tạo ra từ hỗn hợp các thành phần khác. Ví dụ, sôcôla (ca cao, bơ ca cao, đường) hoặc mì ống (bột mì, trứng, nước).

Trên nhãn thực phẩm, danh sách thành phần phải chứa tất cả các thành phần bao gồm cả những thành phần tạo nên thành phần hỗn hợp. Ví dụ, kem sô cô la sẽ có thành phần bao gồm sôcôla, vì vậy các thành phần tạo nên sôcôla cũng được liệt kê như ca cao, bơ ca cao, đường).

Nếu một thành phần chiếm ít hơn 5% của thực phẩm thì không cần phải liệt kê thành phần đó. Tương tự như vậy, bất kỳ thành phần hỗn hợp nào chiếm ít hơn 5% sản phẩm, chỉ có thể được liệt kê là thành phần hỗn hợp thay vì liệt kê tất cả các thành phần riêng của nó. Quy tắc 5% này không áp dụng cho chất phụ gia hoặc chất gây dị ứng, bao gồm cả khi chúng là một phần của thành phần hỗn hợp, tức là các chất này phải được liệt kê bất kể lượng nhỏ đến đâu.

Chất gây dị ứng trên nhãn thực phẩm

Nhãn thực phẩm rất quan trọng đối với những người bị dị ứng hoặc không dung nạp một loại thực phẩm nhất định. Như đã nêu ở trên, các loại thực phẩm hoặc thành phần có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng phải được ghi trên nhãn bất kể nó chiếm lượng nhỏ đến mức nào.

Các loại thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng bao gồm:

  • Đậu phộng, đậu nành, hạt vừng và các loại hạt khác
  • Cá và động vật có vỏ
  • Sữa
  • Trứng
  • Lúa mì

chat-gay-di-ung-tren-bao-bi-thuc-pham.jpg (312 KB)

Xuất xứ sản phẩm

Với sản phẩm nhập khẩu, khi in nhãn mác bao bì phải thêm tên nước xuất xứ của sản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Với trường hợp sản phẩm được sang bao, đóng gói tại một nước khác với nước sản xuất ra sản phẩm thì ngoài việc ghi xuất xứ sản phẩm là nước sản xuất ra, trên nhãn sản phẩm đó phải thêm cả tên nước của nơi đóng gói cuối cùng.

Một số lưu ý khác khi in nhãn mác bao bì thực phẩm

Bên cạnh các thông tin quan trọng nêu trên, bạn nên lưu ý một số yếu tố dưới đây:

  • Phông chữ sử dụng cho thông tin bắt buộc cần có chiều cao tối thiểu là 1,2mm. Nếu diện tích bề mặt lớn nhất của bao bì dưới 80 cm², chiều cao tối thiểu của chữ có thể giảm xuống 0,9mm.
  • Chữ hoặc số trên nhãn phải có màu sắc tương phản với màu nền để đảm bảo dễ đọc.
  • Thông tin bắt buộc về thực phẩm phải được trình bày rõ ràng, không bị che khuất và không thể bị xóa. Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng loại mực không bị lem, đặc biệt là đối với các thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng.
  • Màu sắc của chữ, số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Mọi thông tin bắt buộc phải được ghi bằng tiếng Việt, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bổ sung thông tin bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về các thành phần khác trên nhãn mác bao bì, bạn có thể tham khảo tư vấn của nhân viên tại xưởng in bao bì nhãn mác tại Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo: betterhealth.vic.gov.au và “Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn” của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương

5/5 (2 bầu chọn)