Skip to content

Một số thông tin cơ bản về nhãn rau quả và lưu ý cho người dùng

9 lượt đọc

Nhãn sản phẩm rất quan trọng đối với hoạt động của chuỗi cung ứng, từ khâu đóng gói và vận chuyển đến giao hàng và bán tại cửa hàng tạp hóa.

Bên cạnh đó, đây cũng là một thành phần trên bao bì rất quan trọng để người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với sản phẩm rau củ - loại sản phẩm có hạn sử dụng ngắn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người - thì nhãn mác lại càng là yếu tố được cả người bán và người mua quan tâm.

Nhãn rau quả có vai trò như thế nào?

Nhãn rau quả là công cụ để xác định thông tin sản phẩm, theo dõi hàng trong kho và có thể phân biệt nguồn gốc, quốc gia xuất xứ.

Đối với đơn vị vận chuyển và đóng gói

Đối với các đơn vị đóng gói và giao hàng, những chiếc nhãn này giúp họ giao đúng sản phẩm cho khách hàng, đảm bảo quy cách đóng gói và vận chuyển phù hợp cho từng loại rau củ.

Nhiều loại rau quả yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt, chẳng hạn như bảo quản ở nhiệt độ lạnh, cần không gian thông thoáng hoặc tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. In nhãn mác cung cấp thông tin này để đơn vị vận chuyển tuân thủ, tránh hư hỏng sản phẩm.

Nếu có vấn đề gì đó không ổn hoặc có lệnh thu hồi, những chiếc nhãn này sẽ giúp dễ truy xuất nguồn gốc và đơn vị phân phối hơn. Trên nhãn rau củ, mã lô và nguồn gốc là công cụ cho phép người bán theo dõi sản phẩm có trong một lô hoặc lô hàng nhất định, trong trường hợp có lệnh thu hồi.

Nhãn rau quả
Tem nhãn rau quả

Đối với đơn vị bán lẻ

Khi xe tải chở rau quả đến cửa hàng bán lẻ, nhãn mác trên bao bì sẽ cung cấp thông tin về chủng loại, giá cả và nơi xuất xứ của sản phẩm cho chủ đơn vị. Lấy ví dụ như táo, nhìn thoáng qua, các quả táo đều có vẻ ngoài giống nhau nhưng thực tế táo có rất nhiều loại với chất lượng, nguồn gốc và giá thành khác nhau, chẳng hạn như táo đá, táo xanh, táo Envy Mỹ, táo Juliet Pháp,... Người không có chuyên môn thường khó phân biệt được các loại táo này nhưng các thông tin in nhãn rau củ giá rẻ sẽ giúp họ phân biệt nhanh chóng và chuẩn xác hơn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể in tem vỡ làm nhãn rau quả hoặc những chiếc nhãn này cũng có thể thể hiện các chứng nhận như "hữu cơ", "sạch", hay đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, nhãn rau quả cũng giúp phân biệt giữa các lô hàng, các loại rau quả khác nhau, giúp đơn vị bán lẻ dễ dàng kiểm soát và phân loại sản phẩm một cách chính xác, tối ưu hóa quy trình nhập, xuất và kiểm kê hàng hóa.

Các thông tin cần có trên nhãn rau quả

Đối với sản phẩm rau quả chế biến, nhãn rau quả cần bao gồm những thông tin sau:

  • Giá trị năng lượng và số lượng chất béo, protein, carbohydrate, đường và muối
  • Các chất gây dị ứng (như đậu nành, các loại hạt hoặc gluten) có trong thực phẩm
  • Kích thước phòng chữ tối thiểu cho các thông tin bắt buộc là 1,2 mm.
  • Ngoài ra, hoa quả tươi cần có mã số mã hóa thông tin về cách thức trồng và xử lý loại hoa quả được dán nhãn.

Làm cách nào để biết sản phẩm đó là hữu cơ hay là sản phẩm thông thường bằng nhãn rau củ?

Để đánh giá chất lượng rau củ, bạn có thể dựa vào mã số in trên nhãn rau củ, gọi tắt là PLU (Price Look-up). Những con số này không phải là những chữ số ngẫu nhiên hay đánh số thứ tự mà chúng chứa nhiều thông tin về đặc tính của sản phẩm.

PLU thường có bốn hoặc năm chữ số, PLU bốn chữ số thường bắt đầu bằng số 4 có nghĩa là mặt hàng được trồng theo phương pháp thông thường và PLU năm chữ số bắt đầu bằng số 9 biểu thị mặt hàng hữu cơ được chứng nhận.

Các con số này được sử dụng để in nhãn rau củ giá rẻ trên toàn cầu, vì vậy bất kể bạn ở đâu trên thế giới, bạn đều có thể hiểu ý nghĩa của con số in trên nhãn rau củ.

Mã năm chữ số bắt đầu bằng số 8 trước đây dành cho các mặt hàng nông sản biến đổi gen, nhưng rất hiếm khi được sử dụng tại các cửa hàng bán lẻ vì rất ít người trồng trọt tự nguyện dán nhãn các mặt hàng nông sản biến đổi gen.

Mã số trên nhãn hoa quả
Mã số trên nhãn rau củ

Tại sao có những rau củ không được dán nhãn?

Một mặt hàng có được dán nhãn hay không phụ thuộc vào đơn vị và cách đóng gói. Chuyên gia cho biết: trái cây và rau quả có thể được đóng gói ngay tại ruộng hoặc đóng gói tại cơ sở sản xuất, trên dây chuyền đóng gói ngay sau khi nó đi qua máy phân loại và định cỡ sử dụng.

Những loại rau củ lớn có vỏ cứng thường được dán nhãn rau củ phổ biến nhất, như cà tím và khoai lang, nhưng ngay cả những loại sản phẩm mềm và nhỏ như cà chua cũng có thể dán nhãn. Thông thường, hoa quả sẽ được dán nhãn nhiều hơn rau.

Vậy trường hợp nào rau quả không được dán nhãn? Với sản phẩm đóng túi hoặc đóng hộp, doanh nghiệp sẽ không dán nhãn trực tiếp trên rau củ vì chúng được bán theo cách khác nhau và thường có mã vạch riêng. Kích thước của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến việc sản phẩm có mã PLU riêng hay không.

Nhãn rau quả có ăn được không?

Thông thường, nhãn trên rau quả không ăn được, vì chúng được làm từ các vật liệu như giấy, nhựa, hoặc các loại keo dán không phải thực phẩm.

Một số công nghệ hiện đại tại các đơn vị in nhãn rau quả giá rẻ đang phát triển nhãn ăn được, nhưng chúng vẫn chưa phổ biến trên thị trường. Các nhãn ăn được thường được làm từ các vật liệu an toàn với sức khỏe, như tinh bột hoặc protein thực vật, và có thể bị tiêu hóa khi ăn. 

nhan-rau-cu-an-duoc.jpg (273 KB)

Tuy nhiên, chuyên gia vẫn khuyên rằng tốt nhất bạn nên bóc nhãn rau quả và rửa sạch sản phẩm trước khi ăn. Và khi bạn bóc những nhãn này ra, hãy vứt chúng vào thùng rác và phân loại cẩn thận.

5/5 (1 bầu chọn)