Skip to content

Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về nhãn mác tùy chỉnh

40 lượt đọc

Nhãn mác tùy chỉnh có thể góp phần giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng và gia tăng doanh thu. Nhãn mác có nhiều loại và được cấu thành từ nhiều lớp vật liệu khác nhau.

Tại sao nên sử dụng nhãn mác tùy chỉnh?

Cung cấp thông tin và tạo sự tin tưởng cho khách hàng

In nhãn mác cho bao bì sản phẩm thường bao gồm hình ảnh và thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm, nhà sản xuất, các tính năng chính, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản và cách xử lý sau khi sử dụng. 

Ngoài ra, hiện nay các nhà sản xuất thường in nhãn mác có cả các loại mã như mã vạch, mã QR hoặc các dãy số để khách hàng có thể tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm, kiểm tra chất lượng và tính chính hãng của sản phẩm.

Từ đó, in nhãn mác tùy chỉnh lên bao bì sẽ giúp khách hàng tin tưởng và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm, đồng thời tăng cơ hội cho lần mua hàng kế tiếp. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 97% khách hàng của lĩnh vực mỹ phẩm thường rất quan tâm đến yếu tố đầy đủ và minh bạch của thông tin trên nhãn mác bao bì. 

Tăng độ nhận diện cho sản phẩm và thương hiệu

Thiết kế nhãn mác bắt mắt và độc đáo có thể khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm của bạn kể cả khi họ chỉ liếc mắt qua, đồng thời đây cũng là cách để phân biệt sản phẩm của bạn với sản phẩm của đối thủ một cách rõ ràng nhất. Để có được mẫu nhãn mác hiệu quả, bạn có thể tự lên ý tưởng dựa theo bộ nhận diện thương hiệu hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của xưởng in bao bì tại Hà Nội mà mình đang hợp tác. 

Nhãn mác giúp tăng độ nhận diện cho thương hiệu
Nhãn mác giúp tăng độ nhận diện cho thương hiệu

Tính hợp pháp

Việc in nhãn mác tùy chỉnh cũng nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành hàng và chính phủ về vấn đề sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Thông tin trên nhãn mác cần bao gồm các cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe, giải pháp khẩn cấp và thông tin bắt buộc về mặt pháp lý khác.

Tiếp thị và khuyến khích lần mua tiếp theo

Nội dung trên nhãn mác có thể bao gồm các thông tin về khuyến mãi, giảm giá hoặc chính sách dành riêng cho khách hàng thân thiết. Các thông tin này thường được thiết kế một cách nổi bật, thường là có hình dạng đặc biệt và màu sắc nổi bật (thường là màu đỏ). Từ đó nhãn dán giúp khuyến khích khách khách hàng tiếp tục lựa chọn sản phẩm của thương hiệu trong lần mua sắm tiếp theo. 

Nhãn mác khuyến khích lần mua tiếp theo
Nhãn mác khuyến khích lần mua tiếp theo

Một số loại nhãn mác thường gặp

Nhãn dính áp lực (Pressure-Sensitive Labels)

Đây là loại nhãn mác phổ biến nhất trong các loại nhãn mác tùy chỉnh, loại nhãn này có phần kết dính nhạy cảm với áp lực, được áp dụng trên bao bì làm thủ công bằng tay hoặc làm bằng máy. Để có được hiệu quả sử dụng tối ưu, các thương hiệu và nhà sản xuất cần xét đến mục đích sử dụng cũng như bề mặt hoặc vật liệu để dán miếng nhãn mác. Loại nhãn mác này được chia thành 2 loại chính:

  • Một loại là nhãn mác có chất kết dính bán vĩnh viễn. Chúng thường được sử dụng trên phiếu giảm giá để người mua có thể bóc ra và mang đi đổi lấy ưu đãi tương ứng.
  • Loại nhãn còn lại là loại có thể dán lại sau khi bóc ra, thường để bảo quản sản phẩm bên trong bao bì để người dùng tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Nhãn màng co (Shrink Sleeves)

Đây là loại màng nhựa polymer có độ bền tốt và có thể dán kín xung quanh bao bì sản phẩm. Nhân viên tại các xưởng in bao bì tại Hà Nội sẽ sử dụng một chiếc súng phun nhiệt (súng khò nhiệt) hoặc tấm nhiệt của máy in nhãn công nghiệp thổi qua lớp phim (film) bên ngoài của miếng tem nhãn để miếng tem co lại và khít chặt vào phần bao bì sản phẩm. Loại nhãn mác này thường thấy khá phổ biến trên các loại đồ uống đóng chai.

Nhãn In-Mold

Loại nhãn này có thể tạm gọi là nhãn in khuôn. Loại nhãn này làm từ polypropylene (PP),được in sẵn và bơm vào khuôn sản xuất hộp bao bì nhựa. Cách thực hiện này làm cho phần nhãn trông giống như một phần gắn liền với của hộp bao bì. Các thương hiệu bột giặt và hộp đựng thức ăn như sữa chua và bơ thường in nhãn mác này cho chai hoặc hộp bao bì sản phẩm của họ.

Nhãn die-cut

Các doanh nghiệp in nhãn mác loại này để dán lên các loại bao bì có hình dạng độc đáo. Họ sử dụng khuôn và máy ép để cắt các miếng nhãn mác thành hình dạng nhất định theo thiết kế đã chọn.

Nhãn ép nhiệt và nhãn ép chuyển nhiệt

Để in nhãn mác ép nhiệt và chuyển nhiệt, xưởng in sẽ sử dụng đầu in nhiệt (in nhiệt trực tiếp) hoặc các miếng ruy-băng (chuyển nhiệt) để in các thông tin và hình ảnh trên miếng nhãn thay vì sử dụng mực in. Loại nhãn mác này thường dán lên mác giá, hộp giao hàng hoặc in các loại mã dán bên ngoài bao bì sản phẩm.

Thành phần của một tấm nhãn mác

Lớp mặt

Lớp mặt của miếng nhãn mác thường bằng giấy, phim (film) hoặc có thể bằng vải chứa nội dung văn bản hoặc hình ảnh. Đây là phần chính và cũng là quan trọng nhất của một miếng nhãn mác, thường được in mực và phủ các lớp màng để bảo vệ hoặc trang trí bên trên và bên dưới là lớp keo và lớp đế. Đây là phần quyết định đến nội dung, hình dạng và kích thước của miếng nhãn mác. 

Lớp mặt của nhãn mác
Lớp mặt của nhãn mác

Mực in

Có rất nhiều loại mực in nhãn mác được các xưởng in bao bì tại Hà Nội áp dụng để in chữ, hoạ tiết và hình ảnh lên lớp mặt của nhãn mác, chẳng hạn như mực UV không phai, mực gốc nước (gần như không có mùi và giá cả phải chăng),dung môi bền (không cần lớp phủ trên cùng). Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại mực đặc biệt để tạo hiệu ứng kim loại và huỳnh quang độc đáo cho nhãn mác bao bì của mình.

Lớp phủ trên cùng

Không phải tất cả các loại nhãn mác đều cần lớp phủ trên cùng nhưng với nhãn mác có lớp mặt bằng phim thì lớp phủ trên cùng là thành phần bắt buộc. Lớp vecni và cán màng là những loại lớp phủ trên cùng được sử dụng phổ biến cho nhãn giấy. Lớp phủ trên cùng giúp mực lan ra và bám vào lớp mặt tốt hơn. Bên cạnh việc tăng tính thẩm mỹ cho miếng nhãn mác, lớp phủ còn bảo vệ bản in trên lớp mặt, giúp chúng không bị phai màu do độ ẩm, ánh sáng mặt trời hoặc va chạm trong quá trình xử lý và vận chuyển.

Lớp keo

Lớp keo là lớp giúp nhãn mác dính vào bề mặt túi giấy, hộp giấy cứng và các loại bao bì sản phẩm khác bằng áp suất hoặc nhiệt. Có nhiều loại chất kết dính (keo) có thể sử dụng trong in nhãn mác, phụ thuộc vào vật liệu đóng gói, hình dạng, điều kiện môi trường và độ bền mong muốn. Để chọn được loại chất kết dính phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các xưởng in bao bì tại Hà Nội.

Lớp đế (lớp lót)

Lớp đế, hay còn gọi là lớp lót, là lớp phủ lên lớp keo giúp duy trì độ kết dính của keo. Người dùng cần bóc lớp đế ra để dán nhãn mác lên bề mặt bao bì. Lớp đề thường được làm từ chất liệu giấy hoặc phim.

Một số loại gia công hoàn thiện cho nhãn mác tùy chỉnh

Vecni

Phủ vecni giúp bề mặt miếng nhãn mịn hơn và có khả năng chống trầy xước tốt hơn. Chúng có giá thấp hơn so với lớp phủ UV và cán màng nhưng có độ bền kém nhất. Lớp sơn vecni bóng có thể làm cho hình ảnh trên miếng nhãn trông nổi bật hơn, trong khi lớp sơn vecni mờ không phản chiếu có thể tạo cảm giác nhẹ nhàng và chuyên nghiệp. Các xưởng in bao bì tại Hà Nội thường sơn vecni bóng lên một số chi tiết nhất định trên nhãn mác tùy chỉnh để làm nổi bật các phần này như logo, tên thương hiệu hoặc chi tiết khác đặc trưng cho doanh nghiệp.

Lớp phủ chống tia cực tím (lớp phủ UV)

Kiểu hoàn thiện này bao gồm việc bôi một loại chất lỏng đặc biệt lên bề mặt của nhãn, sau đó xử lý bằng tia cực tím. Lớp phủ này sau đó trở thành một lớp chống nắng vĩnh viễn, giúp các thông tin và màu sắc in trên nhãn không bị phai màu. Lớp phủ UV thường có bề mặt bóng, ngoài ra cũng có loại có độ bóng thấp hơn và loại mờ. 

Lớp phủ UV trên nhãn mác
Lớp phủ UV trên nhãn mác

Cán màng

Cán màng là một lớp phủ dày, có khả năng bảo vệ tốt nhất, chống ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, độ ẩm và các loại mài mòn khác. Cán bóng giúp làm nội dung và màu sắc của mặt nhãn trông sáng và sắc nét hơn, trong khi cán mờ giúp tăng độ tinh tế và trang nhã cho miếng nhãn mác.

Ép nhũ

Ép nhũ nóng bao gồm lớp màng PET được kim loại hóa với chất kết dính sử dụng nhiệt và áp suất, bám dính tốt trên bề mặt chai và lon thủy tinh. Ép nhũ nóng mang lại vẻ đẹp tinh tế và thường áp dụng cho nhãn mác của sản phẩm rượu. Trong khi đó, ép nhũ lạnh dùng chất kết dính sử dụng tia cực tím nên phù hợp với vật liệu đóng gói mỏng hơn như nhựa hoặc giấy.

 

Nguồn tham khảo: refinepackaging.com

5/5 (2 bầu chọn)