Skip to content

So sánh nhãn mác bằng giấy và phim: Sản xuất, sử dụng và sau sử dụng

31 lượt đọc

Nhãn mác bằng giấy và bằng phim đều có chung mục đích sử dụng, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về chi phí, chất lượng hình ảnh, độ bền, tính linh hoạt và bền vững.

Đôi nét về lớp mặt của nhãn mác

Với tất cả các loại nhãn mác, bộ phận quan trọng nhất là lớp mặt. Lớp mặt về cơ bản là lớp chứa nội dung văn bản và hình ảnh của nhãn mác, có thể làm bằng chất liệu giấy hoặc phim. Bên cạnh đó, lớp phủ trên cùng là phần phủ bên trên lớp mặt, có thể là cán màng hoặc vecni. Lớp kết dính, hay còn gọi là lớp keo, được thêm vào mặt sau hoặc mặt dưới của lớp mặt.

Nhãn mác bằng phim

Nhãn mác bằng phim
Nhãn mác bằng phim

Chi phí

Khi so nhãn mác bằng giấy, nhãn mác phim thường có chi phí in cao hơn. Lý do chính là vật liệu sử dụng và công nghệ sản xuất. Nhãn phim thường được làm từ các loại vật liệu như PVC, PE, PP, hoặc PET, các loại vật liệu này có chi phí sản xuất cao hơn so với giấy. Ngoài ra, quá trình in ấn trên phim cũng yêu cầu kỹ thuật và máy móc phức tạp hơn so với in ấn trên giấy, điều này làm tăng chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, mặc dù chi phí in nhãn mác phim cao hơn, nhưng như đã nêu ở trên, nhãn mác phim có ưu điểm về độ bền và khả năng chống nước, chống mài mòn tốt hơn so với nhãn giấy, giúp giảm chi phí cho khâu bảo quản và vận chuyển, đồng thời giảm thiểu các chi phí liên quan đến việc thay thế nhãn mác hoặc sản phẩm hỏng hóc do tác động môi trường.

Tính thẩm mỹ và chất lượng in ấn

Mặc dù nhãn phim có bề mặt mịn và phẳng nhưng loại bề mặt này không dễ bám mực và dễ xảy ra hiện tượng mực in không đều hoặc loang màu. Điều này có thể dẫn đến việc hình ảnh in không sắc nét và màu sắc không đồng đều.

Bên cạnh đó, bề mặt nhãn phim dễ bị nhăn hoặc xô lệch hơn so với nhãn giấy, ảnh hưởng đến quá trình in ấn và chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

Tính linh hoạt

Chất liệu phim là chất liệu có tính linh hoạt cao. Tính linh hoạt của nhãn mác phim khiến chúng xuất hiện phổ biến ở hầu hết mọi lĩnh vực, đặc biệt là các sản phẩm đựng trong chai hoặc hộp có hình dạng độc đáo. Hơn nữa, nhãn phim có thể được sản xuất với nhiều dạng khác nhau, đặc biệt khi kết hợp với lớp phủ kim loại hoặc trong suốt sẽ mang lại cho nhãn vẻ ngoài bắt mắt, rõ ràng và có ánh kim loại. 

Độ bền

Khi nói về độ bền, không chỉ có khả năng chống mài mòn tốt, chất liệu này có thể chịu được các điều kiện môi trường nhất định như nhiệt độ cực cao và cực thấp, nước và thậm chí cả dầu.

Khả năng tái chế và tái sử dụng

Nhãn mác phim thường có khả năng tái chế và tái sử dụng kém hơn so với nhãn mác giấy. Lý do chính là vật liệu phim, như PVC, PE, PP, hoặc PET, thường khó phân hủy tự nhiên và có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

Tuy nhiên, các loại phim nhãn sinh học và phân hủy sinh học đã và đang được phát triển để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra các lựa chọn thân thiện với môi trường hơn cho việc đóng gói sản phẩm. Bạn có thể tìm hiểu về loại nhãn này tại một số xưởng in nhãn mác tại Hà Nội.

Nhãn mác bằng giấy

Nhãn mác bằng giấy
Nhãn mác bằng giấy

Chi phí

Giấy thường có giá thành rẻ hơn so với phim, đặc biệt là các loại giấy được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái chế. Ưu điểm này giúp giảm chi phí ban đầu cho việc mua vật liệu in nhãn mác.

Bên cạnh đó, bề mặt giấy có thể áp dụng nhiều công nghệ khác nhau như in offset, in kỹ thuật số, in nhiệt,... Các công nghệ này có độ phổ biến và sẵn có, giúp giảm chi phí in so với việc sử dụng công nghệ in đặc biệt dành cho phim.

Ngoài ra, quy trình sản xuất và in tem nhãn bằng giấy thường đơn giản hơn so với nhãn mác bằng phim. Các bước cắt, in và hoàn thiện có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu thời gian và chi phí nhân công cần thiết.

Tính thẩm mỹ và chất lượng in ấn

Do kết cấu tự nhiên của giấy nên chất lượng hình ảnh và độ rõ nét trên nhãn giấy có thể tốt hơn so với nhãn phim. Mực có thể bám vào giấy dễ dàng hơn, giúp hình ảnh in ra có nhiều chi tiết hơn, sắc nét và rõ ràng hơn. Nhãn giấy thường có màu trắng nhưng bạn hoàn toàn có thể thiết kế hoặc yêu cầu các xưởng in nhãn mác tại Hà Nội in những màu sắc đa dạng và rực rỡ hơn để có thể thu hút khách hàng và thể hiện được bộ nhận diện của thương hiệu. 

Việc thay đổi màu sắc của giấy sẽ tăng thêm chất lượng thẩm mỹ và tạo nên những thiết kế bắt mắt. Có nhiều biến thể của chất liệu giấy khi in nhãn mác tại các xưởng in nhãn mác tại Hà Nội như giấy kraft nâu, giấy couche hoặc giấy nhãn rượu có họa tiết để mang lại cho nhãn vẻ ngoài mộc mạc, thu hút.

Tính linh hoạt

Nhãn mác giấy dễ cắt thành các hình dạng và kích thước khác nhau mà không cần đến công nghệ cắt đặc biệt. Ưu điểm này nhãn mác giấy linh hoạt trong tạo ra các thiết kế độc đáo và phù hợp với nhu cầu cụ thể của sản phẩm.

Tại các xưởng in nhãn mác tại Hà Nội, nhãn mác giấy có thể gia công hoàn thiện như cán mờ, cán bóng hoặc in chìm để tạo những hiệu ứng thẩm mỹ đặc biệt và tăng cường sự thu hút của sản phẩm. Bên cạnh đó, nhãn mác giấy có thể dán được lên nhiều bề mặt khác nhau như các bao bì, hộp giấy, túi giấy chai lọ hoặc dán trực tiếp lên sản phẩm. 

Nhãn mác giấy dán trên túi giấy
Nhãn mác giấy dán trên túi giấy

Độ bền

Mặc dù giấy không có khả năng chống va đập tốt như phim nhưng các loại giấy chất lượng cao vẫn có độ bền nhất định, chịu được tác động như uốn cong, gập lại mà không bị rách hoặc biến dạng.

Điểm yếu lớn nhất của nhãn mác giấy là khả năng chống nước do giấy dễ bị mềm, nhòe mực và phân rã khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nên nhãn mác giấy không được ứng dụng nhiều trong các ngành thực phẩm và vận chuyển. Để tăng khả năng chống nước cho nhãn mác giấy, các xưởng in nhãn mác tại Hà Nội thường khuyến khích khách hàng thêm lớp phủ chống thấm nước hoặc sử dụng giấy có độ bám dính mực in tốt.

Khả năng tái chế và tái sử dụng

Sau khi sử dụng, nhãn mác bằng giấy có thể được tái chế bằng cách thu gom, xử lý và tái chế thành giấy mới hoặc các sản phẩm khác, giúp giảm lượng rác thải, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu so với việc sản xuất giấy mới từ gỗ.

Ngoài tái chế thành giấy mới, nhãn mác bằng giấy chất lượng cao cũng có thể được tái sử dụng trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, nhãn mác có thể được cắt hoặc lột ra khỏi sản phẩm và sử dụng lại cho mục đích khác như viết ghi chú hoặc làm nhãn dán cho các vật dụng cá nhân.

Bên cạnh đó, một số loại giấy được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên và có khả năng phân hủy sau khi sử dụng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng tính bền vững của sản phẩm.

Nguồn tham khảo: labelvalue.com onlinelabels.com

5/5 (1 bầu chọn)