Skip to content

Những lỗi thường thấy trong thiết kế in ấn

17.157 lượt đọc

Thiết kế in ấn là hoạt động phổ biến trong thời đại 4.0 hiện nay, in ấn quan trọng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, thiết kế in ấn là yếu tố truyền thông quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp.

Thiết kế in ấn là gì?

Thiết kế in ấn là những ấn phẩm nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá những sản phẩm, chương trình hay sự kiện. Nhờ vậy mà marketing một cách nhanh chóng đến với khách hàng.

Thiết kế in ấn thường được chia làm 2 nhóm như sau:

Thiết kế in ấn có vai trò quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, người thiết kế in ấn phải nắm được những nguyên lý thiết kế, khắc phục những lỗi sẽ gặp phải để tạo ra những ấn phẩm hoàn chỉnh. Do đó, lựa chọn một công ty thiết kế in ấn chuyên nghiệp là việc rất quan trọng.

Những lỗi thường thấy trong thiết kế in ấn

Các sản phẩm thiết kế in ấn thường tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng các ấn phẩm thường không tránh khỏi các lỗi trong quá trình thiết kế, gây ảnh hưởng nhiều đến giá trị của doanh nghiệp cũng như chi phí in ấn. In Lấy Ngay mong muốn qua những tổng hợp lỗi dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những lỗi thường thấy trong thiết kế in ấn.

Lỗi tràn lề

Khi thiết lập thông số kích thước cho lề nếu không đúng cách sẽ xảy ra lỗi khi in. Bản in thường sẽ có một khoảng viền trắng mỏng hay vùng mực tràn ra rìa của tờ giấy.

Kích thước tràn lề phù hợp phụ thuộc vào từng dự án hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách khắc phục hay sử dụng nhất đó là canh kích thước để thêm từ 2-5 mm ngoài các dấu cắt. Kích thước được canh thêm này sẽ giúp cho các dấu cắt xén đến kích thước cuối cùng của bản in.

Kích thước của tài liệu in không phù hợp

Đây là lỗi dễ mắc phải nhất trong quá trình thiết kế in ấn, đặt kích thước của file thiết kế nhỏ hơn hoặc sai tỉ lệ kích thước thực tế mong muốn sau khi in. Điều này khiến cho việc thiết kế in ấn trở nên khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.

Mặc dù bạn thiết kế đẹp nhưng sai kích thước, bạn nhìn ngắm sản phẩm trên màn hình nhưng không thể in được chính xác và toàn bộ sản phẩm của mình trên bản in. Bạn có thể in thiết kế cỡ A3 trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không thể. Chưa kể đến tài liệu của bạn có hình ảnh, nếu đặt kích thước không phù hợp, ảnh của bạn sẽ không được đảm bảo và không được rõ nét. Chính vì thế, hãy lựa chọn và đặt kích thước phù hợp và cẩn thận để có một ấn phẩm hoàn thiện.

Nhầm lẫn trong việc chọn hệ màu

Trong thiết kế in ấn, bản thiết kế cần sử dụng hệ màu CMYK để đảm bảo thành phẩm tạo ra  hiển thị màu chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp nhầm lẫn và sử dụng hệ màu RGB, màu được tạo bởi máy quét, máy ảnh kỹ thuật số và một số máy in để bàn.

Phân biệt hệ màu CMYK, RGB
Phân biệt hệ màu CMYK, RGB

Màu RGB là hỗn hợp của Đỏ, Xanh lục và Xanh lam, nhưng máy in thương mại tạo tài liệu màu bằng phương pháp CMYK 4-Color Process (các lớp Cyan, Magenta, Yellow và Black). Nếu sử dụng các tệp có hệ RGB sẽ phải chuyển sang hệ CMYK trước khi in. Vì vậy, khi sử dụng hệ màu RGB sẽ không hiển thị được màu sắc mà bạn mong đợi.

Hãy đảm bảo việc thiết lập tệp của bạn ở hệ màu CMYK để có được bản in có màu sắc ưng ý.

Lỗi chính tả
Lỗi chính tả và font quá nhỏ (nguồn:thrivetherapyandcounseling.com/)

Hãy kiểm tra kĩ file cần in của bạn xem còn những vấn đề về lỗi chính tả hay không, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin của khách hàng. Khiến người đọc cảm giác khó chịu và hiểu sai mục đích muốn truyền tải.

Đưa chữ về dạng outline để tránh xảy ra tình trạng lỗi font hay bị chỉnh sửa không mong muốn.

Link là một chức năng giống như Insert Image trong Microsoft Office. Chức năng này được sử dụng trong một số phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Adobe Illustrator.

Ưu điểm: khi bạn sửa hình ảnh gốc (đã link) thì hình ảnh trong mẫu thiết kế cũng thay đổi theo (không cần mở và chỉnh sửa lại một lần nữa). Cũng chính vì lý do này mà khi ảnh gốc hoặc mẫu thiết kế chuyển sang 1 folder khác thì xem như đường dẫn bị lỗi.

Hết sức lưu ý vấn đề này, vì nếu file bạn in ra nó sẽ là khoảng trắng tinh, tốt nhất là bạn nên cut link ảnh trong mẫu thiết kế,

Độ phân giải hình ảnh kém

Những lỗi thường thấy trong thiết kế in ấn không thể không kể đến độ phân giải hình ảnh kém, hình ảnh thường bị mờ và bị vỡ sau khi in.

Để hình ảnh sắc nét trên thành phẩm thì độ phân giải cần được đảm bảo ở mức 300 ppi trở lên.

Độ phân giải hình ảnh kém
Độ phân giải của hình ảnh thấp

Độ tương phản giữa văn bản và nền

  • Trong thiết kế in ấn việc không đảm bảo độ tương phản giữa văn bản và nền là điều không thể tránh khỏi.
  • Tránh sử dụng văn bản nhỏ hoặc mỏng, đảm bảo văn bản của bạn có độ tương phản tốt so với nền của nó. Trên đây là bài tổng hợp những lỗi thường thấy trong thiết kế in ấn, các bạn hãy ghi nhớ những điều trên nhé!
5/5 (121 bầu chọn)