Skip to content

Hướng dẫn đo kích thước hộp giấy đúng cách

14 lượt đọc

Kích thước của hộp giấy là một yếu tố rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và sử dụng của người mua hàng.

Kích thước phổ biến của hộp giấy

Trước khi đặt in hộp cứng để đựng sản phẩm của mình, bạn cần xác định chính xác kích thước của chiếc hộp. Kích thước hộp giấy phù hợp sẽ giúp quy trình in và đóng gói diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, đồng thời đảm bảo an toàn cho sản phẩm và có hiệu quả tiếp thị tốt.

Nếu bạn muốn có một mốc ban đầu để đánh giá kích thước hộp phù hợp, bạn có thể bắt đầu với kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao tương ứng là 40x30x30cm, đây là kích thước hộp giấy được sử dụng phổ biến nhất, từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiều dài các cạnh sao cho phù hợp với kích thước sản phẩm và nhu cầu sử dụng của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định kích thước cả bên ngoài và bên trong của bao bì giấy. Mỗi loại kích thước sẽ có mục đích sử dụng khác nhau, chẳng hạn như kích thước bên ngoài sẽ cần cho quy trình sắp xếp, lưu trữ và vận chuyển, còn kích thước bên trong sẽ cần cho quy trình đóng gói vì đây là kích thước không gian để đựng sản phẩm. 

Hộp bao bì có kích thước đa dạng và mục đích sử dụng nhất định
Hộp bao bì có kích thước đa dạng và mục đích sử dụng nhất định

Kích thước bên trong hộp thường sẽ không chênh lệch quá nhiều so với kích thước bên ngoài hộp, độ chênh lệch sẽ phụ thuộc vào độ dày của thành hộp. Kích thước tiêu chuẩn 40x30x30cm nêu trên là kích thước bên trong hộp, và tương ứng, kích thước bên ngoài hộp thường là 40+0.95 x 30+0.95 x 30+1.6 cm.

Một số kích thước hộp giấy cứng và thùng carton theo cân nặng

Khi in ấn hộp giấy chỉ dùng cho mục đích vận chuyển, bạn nên in thùng carton, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có độ an toàn cao giúp bảo vệ sản phẩm nguyên vẹn đến tay người tiêu dùng. Một số kích thước in thùng carton mà bạn có thể tham khảo:

Thùng đựng 5kg

  • 35 cm x 16 cm  x 15 cm
  • 34 cm x 18 cm  x 18 cm
  • 41.5 cm x 31 cm x 12 cm

Thùng đựng 10kg

  • 30 cm x 30 cm x 30 cm
  • 33 cm x 32 cm x 35 cm
  • 40 cm x 30 cm x 20 cm

Thùng đựng 20kg

  • 40 x 40 x 40 cm
  • 50 x 40 x 35 cm
  • 50 x 40 x 40 cm
  • 50 x 30 x 42 cm
  • 60 x 40 x 40 cm
  • 61 x 40 x 37 cm

Thùng đựng 25-30kg

  • 30cm x 20cm x 30cm
  • 50cm x 30cm x 40cm
  • 50cm x 40cm x 40cm 
  • 60cm x 40cm x 40cm
  • 68cm x 38cm x 40cm

Thùng đựng 40-50kg

  • 65 cm x 45 cm x 50 cm
  • 60 cm x 50 cm x 45 cm
  • 60 cm x 40cm x 40 cm
  • 50 cm x 40cm x 40 cm
  • 40 cm x 40 cm x 40 cm

Khi xác định kích thước để in hộp cứng bao bì, bạn nên lấy số đo chính xác đến 0.25cm. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể trao đổi với xưởng in bao bì tại Hà Nội mà mình hợp tác. Những xưởng in này thường có nhiều kinh nghiệm trong in hộp cứng và in thùng carton, sau khi trao đổi thông tin về sản phẩm và nhu cầu sử dụng, các đơn vị này có thể đưa ra khoảng kích thước phù hợp cho bạn, từ đó bạn sẽ chọn được kích thước hộp giấy mang lại hiệu quả nhất. 

Chọn kích thước phù hợp với sản phẩm
Chọn kích thước phù hợp với sản phẩm

Hộp giấy sử dụng trong vận chuyển

Phần lớn những chiếc hộp giấy bạn thấy trên kệ cửa hàng đều được làm từ giấy bìa cứng. Mặc dù đây là chất liệu in hộp cứng bao bì phổ biến nhưng loại bao bì này thường không được sử dụng trong vận chuyển.

Thông thường, các xưởng in thường sử dụng hộp carton sóng để vận chuyển sản phẩm giữa các điểm sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Hầu hết hộp sóng thường được cấu tạo từ 2 tấm carton phẳng bao quanh một lớp carton sóng có rãnh giúp tạo độ chắc chắn và độ bền cho hộp.

Những chiếc hộp sóng này có thể được sử dụng cho mọi loại hàng hóa - đồ chơi trẻ em, đồ điện tử, thực phẩm, thiết bị gia dụng,... Ngay cả những sản phẩm có tính chất nguy hiểm cũng được vận chuyển trong hộp sóng nếu thành hộp đủ dày và có vật liệu đóng gói phù hợp bên trong. 

Hộp giấy phù hợp cho vận chuyển
Hộp giấy phù hợp cho vận chuyển

Những ưu điểm của hộp carton sóng vận chuyển bao gồm:

  • Độ bền cao
  • Nhẹ
  • Chi phí vận chuyển tương đối thấp
  • Có thể tái sử dụng
  • Khả năng bảo vệ sản phẩm bên trong tốt, đặc biệt khi có thêm lớp chất đệm bên trong
  • Có đa dạng kích cỡ

Ba loại hộp carton sóng được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Một lớp sóng: Đây là loại hộp carton sóng cơ bản mà bạn có thể bắt gặp hàng ngày. Chiếc hộp này có hai tấm carton phẳng được dán hai bên một tấm carton dạng sóng. Loại hộp này đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nhờ độ bền tốt và tối ưu hóa chi phí.
  • Hai lớp sóng: Loại hộp này có ba tấm carton phẳng xen kẽ với hai tấm carton sóng. Loại hộp này làm tăng đáng kể độ bền và khả năng bảo vệ sản phẩm nhưng nó cũng làm tăng thêm chi phí vận chuyển. Thường được sử dụng cho các sản phẩm cồng kềnh hoặc đồ điện tử.
  • Ba lớp sóng: Tương tự như trên, hộp carton 3 lớp sóng sẽ có 3 tấm carton sóng và được xen kẽ với 4 tấm carton phẳng. Loại hộp này có độ bền và khả năng bảo vệ rất cao, các doanh nghiệp thường in thùng carton 3 lớp sóng để vận chuyển thiết bị công nghiệp hoặc y tế, thiết bị lớn hoặc những tấm kính lớn,...

Lựa chọn chất đệm phù hợp với sản phẩm và kích thước hộp khi vận chuyển

Chất đệm là một phần không thể thiếu trong quá trình xác định kích cỡ khi in hộp cứng bao bì. Khi bạn chọn kích thước hộp mà chưa tính đến không gian cho chất đệm, hộp giấy của bạn có thể có kích thước không phù hợp, phải sử dụng nhiều hoặc ít chất đệm hơn mức cần thiết hoặc tăng chi phí đóng gói và vận chuyển. 

Chất đệm hộp giấy dạng hạt xốp đậu phộng
Chất đệm hộp giấy dạng hạt xốp đậu phộng

Việc sử dụng chất đệm bừa bãi, không có tổ chức cũng có thể khiến người tiêu dùng không hài lòng vì trải nghiệm mở hộp không như mong muốn hoặc hàng hóa bị hư hỏng, từ đó mang lại hình ảnh không tốt cho thương hiệu.

Đọc thêm:Trải nghiệm "đập hộp" và ý nghĩa trong tăng độ nhận diện thương hiệu

Một số loại chất đệm phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Giấy: Đây là loại chất đệm được sử dụng rộng rãi, bao gồm 2 loại giấy chính là giấy in báo và giấy Kraft. Cả hai loại giấy đều là một dạng giấy có độ bền tốt và có thể tái chế.
  • Bọc bong bóng: Là sản phẩm được nhiều thương hiệu lựa chọn, tương tự như giấy, đây là chất đệm có thể lấp đầy khoảng trống bên trong hộp và giữ an toàn cho sản phẩm hiệu quả. Loại chất đệm này không phải là lựa chọn thân thiện với môi trường để đóng gói. Nhưng nó có tác động rất nhỏ đến việc điều chỉnh kích thước của hộp giấy nhờ khả năng co giãn.
  • Sợi giấy sóng: Sợi giấy sóng là phần giấy còn lại sau quy trình sản xuất và in hộp cứng. Loại vật liệu này cực kỳ linh hoạt, số lượng ít, có hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến kích thước của hộp. Loại chất đệm này cũng được sử dụng như đồ trang trí bên trong các hộp giấy hoặc túi giấy đựng quà.
  • Hạt xốp đậu phộng: Loại chất đệm này được bắt gặp nhiều trong ngành kinh doanh vận tải biển. Chúng phù hợp với các loại hộp ở mọi kích cỡ, đặc biệt là những chiếc hộp kích thước lớn và có nhiều khoảng trống cần lấp đầy, nhưng chúng không phải là lựa chọn thân thiện với môi trường.

 

Nguồn tham khảo: refinepackaging.com

5/5 (1 bầu chọn)