Skip to content

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá in phong bì

3 lượt đọc

Giá in phong bì thường được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất liệu, số lượng, kỹ thuật in và gia công, đơn vị thực hiện in ấn,... Để đạt được hiệu quả về chi phí, bạn cần cân bằng được các yếu tố này để vừa có được những chiếc phong bì chất lượng, vừa tối ưu được ngân sách.

Tin bài liên quan

Chất liệu giấy in phong bì

Chất liệu giấy in ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và báo giá in phong bì. Giấy in phong bì có nhiều loại với những đặc điểm khác nhau, phù hợp cho các nhu cầu khác nhau và tương ứng có những mức giá khác nhau. Một số loại giấy in phong bì phổ biến bao gồm:

  • Giấy Fort (hoặc giấy Ford) là loại giấy có bề mặt hơi nhám, không bóng, thường được sử dụng cho phong bì văn phòng, ngân hàng hoặc các công việc hành chính khác nhờ giá thành rẻ và dễ in, tạo vẻ ngoài không quá bắt mắt.
  • Giấy Couche (còn được gọi là giấy C) với bề mặt được tráng phủ bóng hoặc mờ, giảm độ thấm mực, giúp màu sắc in rõ nét và sinh động hơn. Loại giấy này phù hợp để làm phong bì quảng cáo, sự kiện hoặc chiến dịch marketing. Do các đặc điểm làm tăng độ thu hút và bắt mắt cho phong bì nên giấy Couche đắt hơn giấy Fort.
  • Giấy Kraft phù hợp với những phong bì có thiết kế mang phong cách mộc mạc, vintage hoặc nhấn mạnh yếu tố bền vững nhờ màu nâu tự nhiên và mặt giấy nhám. Phong bì giấy Kraft thường xuất hiện trong các chiến dịch marketing của các thương hiệu thiên về sản phẩm thủ công, hữu cơ (organic) và thân thiện với môi trường. Giấy Kraft thường có giá thành rẻ hơn so với giấy Fort.
  • Giấy mỹ thuật được sử dụng làm các phong bì cao cấp, với nhiều loại bề mặt và màu sắc đa dạng, dễ tạo ấn tượng cho người nhìn, đồng thời báo giá in phong bì loại giấy này cũng là cao nhất. 

chat-lieu-phong-bi.jpg (208 KB)

Kỹ thuật in và số lượng phong bì cần in

Kỹ thuật in và số lượng đặt in là hai yếu tố liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng lớn đến chi phí và chất lượng khi in phong bì. Mỗi kỹ thuật in có ưu và nhược điểm, phù hợp với từng mức số lượng cụ thể. Hiện nay, tại các công ty in ấn trên thị trường, phổ biến nhất là in offset và in kỹ thuật số, ngoài ra còn có in lụa và in flexo,...

In offset

In offset sử dụng bản kẽm và trục in để chuyển mực lên giấy. Đây là kỹ thuật phổ biến nhất cho các sản phẩm in số lượng lớn.

  • Ưu điểm: Chất lượng in cao, màu sắc chính xác, đồng đều. Mang tới hiệu quả kinh tế khi in số lượng lớn (từ vài trăm trở lên) do chi phí mỗi chiếc phong bì giảm đáng kể khi số lượng in tăng.
  • Nhược điểm: Chi phí và thời gian thiết lập ban đầu cao (chuẩn bị bản kẽm, căn chỉnh máy,...) nên kỹ thuật này không phù hợp cho in số lượng nhỏ hoặc các đơn hàng cần lấy gấp.
  • Phù hợp cho các đơn hàng lớn, từ 500-1.000 chiếc trở lên.

In kỹ thuật số

Kỹ thuật này sẽ in trực tiếp từ file thiết kế, không cần bản in hoặc trục in.

  • Ưu điểm: Thời gian thực hiện nhanh, linh hoạt, phù hợp với đơn hàng nhỏ (dưới 500 chiếc). Không tốn chi phí khởi động, giúp giảm giá khi in số lượng ít.
  • Nhược điểm: Chi phí mỗi chiếc cao hơn khi in số lượng lớn. Chất lượng màu sắc không ổn định bằng in offset trong các đơn hàng lớn.
  • Phù hợp cho các đơn hàng nhỏ hoặc yêu cầu lấy gấp.

In lụa và in flexo

  • In lụa: Thường dùng cho số lượng nhỏ với thiết kế đơn giản (ít màu). Chi phí thấp nhưng năng suất thường không cao.
  • In flexo: Phù hợp với in công nghiệp, sử dụng cho phong bì dạng số lượng lớn với chất lượng vừa phải.

Kỹ thuật gia công hoàn thiện

Kỹ thuật gia công hoàn thiện ảnh hưởng trực tiếp đến giá in phong bì vì đây là những bước bổ sung sau in, đòi hỏi công nghệ, nhân công và vật liệu đặc biệt. Các kỹ thuật này thường làm tăng chi phí tùy theo độ phức tạp và loại hiệu ứng mong muốn. Một số kỹ thuật gia công hoàn thiện phổ biến bao gồm:

  • Cán màng (mờ hoặc bóng): Làm tăng chi phí in phong bì do cần phủ thêm lớp màng bảo vệ và công đoạn ép nhiệt nhưng giúp tăng độ bền của phong bì và mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
  • Phủ UV: Chi phí tăng ít hay nhiều tùy thuộc vào diện tích cần phủ (phủ toàn phần hay một phần). Kỹ thuật phủ UV định vị sẽ làm tăng đáng kể chi phí in ấn phong bì vì yêu cầu độ chính xác cao.
  • Ép kim: Giá thành phụ thuộc vào kích thước và loại nhũ (vàng, bạc, màu đặc biệt khác). Đây là kỹ thuật khá đắt đỏ, phù hợp với các thương hiệu cao cấp.
  • Dập nổi/dập chìm: Cần khuôn kim loại để ép, làm tăng chi phí sản xuất, đặc biệt đối với các thiết kế phức tạp hoặc in số lượng ít.
  • Bế hình: Cần khuôn bế tùy chỉnh theo thiết kế, nếu mẫu bế phức tạp hoặc in số lượng ít sẽ làm tăng chi phí tính trên một chiếc phong bì.

gia-cong-phong-bi.jpg (140 KB)

Màu sắc và thiết kế phong bì

Màu sắc và thiết kế có ảnh hưởng lớn đến báo giá in phong bì do liên quan đến độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật trong in ấn. Phong bì in đơn sắc (1 màu) thường có chi phí thấp hơn vì tiết kiệm mực và đơn giản hóa quy trình in. Ngược lại, phong bì có nhiều màu sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, gia tăng chi phí mực in và căn chỉnh.

Ngoài ra, thiết kế chi tiết, phức tạp với nhiều hình ảnh, họa tiết đòi hỏi thời gian xử lý file in và chuẩn bị bản kẽm (với in offset) lâu hơn, ảnh hưởng đến chi phí. Yêu cầu thiết kế độc quyền hoặc chỉnh sửa phức tạp cũng làm tăng giá in.

mau-phong-bi.jpg (184 KB)

Dịch vụ in ấn

Công ty/Xưởng in ấn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá và chất lượng in phong bì. Các công ty lớn, uy tín thường sở hữu thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên nghiệp, giúp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, nhưng giá cả thường cao hơn do chi phí vận hành và chi phí cho “thương hiệu”. 

Ngược lại, các cơ sở in nhỏ hoặc ít tên tuổi có thể báo mức giá thấp hơn nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ không ổn định, dễ gặp lỗi in và không đảm bảo về chất lượng lâu dài. Nhìn chung, bạn cần lựa chọn công ty in ấn có thể cân đối giữa ngân sách và yêu cầu chất lượng để đạt hiệu quả chi phí tốt nhất.

5/5 (1 bầu chọn)