Skip to content

Giao hàng dễ vỡ: nguyên nhân hỏng hóc và giải pháp

8 lượt đọc

Hiện tượng hỏng hóc xảy ra khi giao sản phẩm dễ vỡ thường xuất phát từ việc đóng gói không đảm bảo và các yếu tố trong quá trình vận chuyển (con người, môi trường,...).

Những mặt hàng dễ vỡ

“Độ dễ vỡ” có thể có nghĩa khác nhau đối với từng doanh nghiệp và từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, các mặt hàng dễ vỡ đều cần sự cẩn thận và quan tâm đặc biệt khi vận chuyển. 

Các loại hàng này có thể là những sản phẩm được làm từ những nguyên liệu như thủy tinh, pha lê và gốm sứ. Chúng cũng bao gồm các vật dụng có nhiều đường cong hoặc các chi tiết nhỏ có thể bị uốn cong hoặc rơi rụng và các bộ phận có thể bị trầy xước, rách hoặc lõm khi không được đóng gói cẩn thận. Ví dụ như các thiết bị điện tử, nhạc cụ, tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất và cây cảnh. Các đồ vật bằng da như quần áo, in sổ da hoặc các chất liệu khác có thể bị trầy xước cũng có thể được coi là dễ vỡ. 

Sổ da là một trong những mặt hàng dễ vỡ
Sổ da là một trong những mặt hàng dễ vỡ

Những nguyên nhân phổ biến gây ra hỏng hóc ở sản phẩm khi giao hàng

Một nghiên cứu cho thấy 81% những sản phẩm bán qua kênh thương mại điện tử bị hoàn trả là do sản phẩm bị hư hỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

Đóng gói bao bì không phù hợp

Kích thước hộp đóng gói quá lớn

Việc in hộp cứng quá lớn so với kích thước sản phẩm có thể khiến sản phẩm của bạn bị va đập hoặc di chuyển dọc theo hướng ngang trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ. Them các công ty sản xuất bao bì, thân hoặc các cạnh của sản phẩm có thể va chạm vào nhau hoặc va chạm với các gói hàng khác nếu không gian trong hộp bị thừa quá nhiều và không chứa đủ lượng vật liệu lót hoặc chất đệm phù hợp với đặc tính, kích thước và số lượng sản phẩm. 

Kích thước hộp bao bì quá lớn so với cần thiết
Kích thước hộp bao bì quá lớn so với cần thiết

Chất liệu yếu

Thùng carton đựng sản phẩm nên đủ dày để không bị xẹp dưới trọng lượng của sản phẩm. Phần bao bì cần phải đảm bảo trạng thái trên suốt hành trình đến tay khách hàng. Loại thùng carton chất lượng kém hoặc quá mỏng so với trọng lượng của sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ hỏng hóc cho sản phẩm trong quá trình giao hàng.

Thiếu nhãn dán

Với những sản phẩm dễ vỡ, các công ty sản xuất bao bì thường sẽ gắn thêm các nhãn dán có thông điệp như “Dễ vỡ”/ “Fragile”, “Nguy hiểm”/ “Hazardous” hoặc “Dễ hỏng”/“Perishable” giúp cảnh báo những người xử lý vận chuyển về tính chất của gói hàng và cách họ nên xử lý nó. 

Hộp giao hàng thiếu những nhãn dán cảnh báo cần thiết
Hộp giao hàng thiếu những nhãn dán cảnh báo cần thiết

Quy trình vận chuyển không đảm bảo

Xử lý không cẩn thận

Trong quá trình vận chuyển, hộp sản phẩm sẽ đi qua nhiều bộ phận nhân viên kho và nhân viên vận chuyển trước khi đến tay khách hàng. Xuyên suốt quá trình này, không phải nhân viên nào cũng có thể tỉ mỉ và cẩn thận khi xử lý gói hàng hoặc đặt chúng một cách an toàn trên phương tiện vận chuyển.

Lưu trữ không đúng cách

Các sản phẩm chứa thực phẩm và hàng hóa dễ hỏng có thể bị giảm thiểu chất lượng nếu đơn vị vận chuyển không giữ chúng trong kho lưu trữ có điều kiện nhiệt độ kiểm soát và không bị nhiễm bụi bẩn.

Chọn lựa tuyến đường vận chuyển không thích hợp

Việc chọn các tuyến đường có lưu lượng giao thông cao hoặc tình trạng mặt đường xấu khi vận chuyển bằng đường bộ có thể làm kéo dài thời gian giao hàng và tiềm ẩn nguy cơ cho các rủi ro khác đã nêu ở trên.

Yếu tố nhiệt độ và môi trường không phù hợp

Ngoài yếu tố khác biệt về thời tiết và khí hậu giữa các vùng miền, ngày nay, thời tiết và điều kiện môi trường tại một địa phương còn có thể thay đổi đột ngột. Khi đó, bạn cần kiểm tra dự báo về khí hậu, cũng như độ bền và các đặc tính của bao bì giấy tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm nếu bạn cần vận chuyển hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ hoặc là đồ dễ vỡ. 

Yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình giao hàng
Yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình giao hàng

Các bước thực hiện để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc khi giao hàng dễ vỡ

Chọn hộp giao hàng phù hợp với kích thước và trọng lượng của sản phẩm

Theo một công ty sản xuất bao bì và vận chuyển, để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, cần để ít nhất 5cm khoảng trống giữa thành hộp và sản phẩm bên trong. Hộp có kích thước phù hợp cũng cần đảm bảo chứa được trọng lượng của sản phẩm và phù hợp với lượng đệm cần thiết.

Các loại thùng carton chắc chắn có thể có chi phí cao hơn, nhưng nếu so sánh với khoản chi phí bổ sung mà doanh nghiệp có thể phải chi trả cho việc đổi trả hoặc thay thế và tổn thất về hình ảnh thương hiệu nếu sử dụng bao bì rẻ tiền, mỏng và yếu thì khoản chi cho loại bao bì giấy chất lượng cao là hoàn toàn xứng đáng.

Những mặt hàng có giá trị cao có thể cần đóng gói nhiều lớp hộp để tăng độ chắc chắn. Biện pháp này cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm có kích thước lớn, thông thường bạn có thể tháo rời các bộ phận và đóng gói từng phần vào các hộp nhỏ hơn để phân phối trọng lượng đều trong một hộp lớn. Tuy nhiên, cách này có thể sẽ làm tăng chi phí vận chuyển và gặp phải rủi ro thất lạc trong quá trình giao hàng.

Bọc sản phẩm cẩn thận và thêm một lượng chất đệm hợp lý

Với các sản phẩm dễ vỡ thông thường, bạn có thể bọc sản phẩm bằng giấy và sử dụng lớp bọc bong bóng để quấn quanh các phần của sản phẩm. Sau đó bạn cần dùng băng dính để cố định lớp bọc này lại. Tùy thuộc vào giá trị và tính chất của sản phẩm mà bạn có thể bổ sung thêm từ 2 đến 3 lớp bọc nữa để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, tuy nhiên việc này cũng có thể làm cho việc mở hộp và lấy sản phẩm khó khăn hơn.

Nếu bạn cần đóng gói nhiều sản phẩm trong một chiếc hộp, hãy bọc từng sản phẩm lại theo hướng dẫn nêu trên và sử dụng các loại chất đệm để lấp kín các khoảng trống giữa các sản phẩm với nhau và giữa sản phẩm với thành hộp. Thêm các tấm lót hoặc giấy thủ công lên thành hộp để làm cho chúng cứng cáp hơn. Trước khi đóng hộp lại, hãy lắc nhẹ chiếc hộp để kiểm tra xem sản phẩm có bị di chuyển không. Phủ thêm một lớp chất đệm cuối cùng và đóng nắp hộp lại. 

Thêm chất đệm phù hợp trong hộp bao bì
Thêm chất đệm phù hợp trong hộp bao bì

Đóng kín hộp và thêm các nhãn/ ký hiệu an toàn

Khi bạn đã đóng hộp lại, hãy dán băng dính cố định hộp một cách chắc chắn, hãy dán nhiều lần nếu cần thiết. Các đơn vị vận chuyển và công ty sản xuất bao bì khuyến nghị phương pháp dán chữ H: trước khi lấp đầy phần đáy của hộp với chất đệm, hãy gấp các nắp đáy - các nắp nhỏ gập vào trước và các nắp lớn gập vào sau, sau đó dán băng dính theo khe của 2 nắp lớn. Đối với hộp hình vuông, hãy gấp hai nắp đối diện vào trước, sau đó gấp hai nắp còn lại và dán băng dính theo cách tương tự.

Tiếp theo, dán các cạnh đối diện để tạo thành chữ H. Đặt một nửa của băng dính lên phần trên của hộp và nửa còn lại lên bên hông. Lặp lại phương pháp này để niêm phong phần trên của hộp sau khi bạn đã đặt sản phẩm và chất đệm bên trong.

Cuối cùng, bạn có thể liên hệ đến các công ty sản xuất bao bì để in tem decal hoặc sticker “Dễ vỡ”/ “Fragile” và các dấu hiệu hoặc hướng dẫn khác về cách lưu trữ gói hàng rồi dán lên bên ngoài hộp sản phẩm.

Mua bảo hiểm vận chuyển

Các đơn vị vận chuyển và các nhà cung cấp bên thứ ba (chẳng hạn như các sàn thương mại điện tử) đều cung cấp bảo hiểm vận chuyển. Phí bảo hiểm này bao gồm các tổn thất hoặc thiệt hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa khác biệt so với việc bảo hiểm trách nhiệm, chỉ bảo hiểm một số tiền cụ thể cho mỗi gam hoặc kilogam trọng lượng của gói hàng. Phạm vi bảo hiểm cũng khác nhau giữa các đơn vị vận chuyển và phụ thuộc vào loại hàng hóa và kích thước của sản phẩm.

Cập nhật thường xuyên chính sách đổi trả

Doanh nghiệp cần kiểm tra xem thông tin về việc đổi trả sản phẩm bị hư hỏng có còn chính xác không. Để ngăn chặn gian lận trong việc đổi trả, đảm bảo chính sách của bạn yêu cầu các điều sau:

  • Thời hạn: Số ngày cho việc gửi yêu cầu đổi trả.
  • Đặt một giới hạn cho khung thời gian đổi trả: Yếu tố này sẽ dao động dựa trên loại sản phẩm, nhưng thường là 30 ngày.
  • Minh chứng mua hàng: Cần đảm bảo hóa đơn giấy tờ, mã xác nhận hoặc email về việc mua hàng.
  • Minh chứng hỏng hóc: Chính sách có thể bao gồm việc gửi video hoặc hình ảnh để chứng minh hỏng hóc.
  • Minh chứng danh tính hợp lệ: Bao gồm một bức ảnh phù hợp với thông tin của người mua để xác minh danh tính.
  • Kiểm tra đảm bảo chất lượng: Bạn có thể yêu cầu cho nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà khách hàng.
  • Phí đổi trả: Có thể bao gồm một điều khoản trong chính sách của doanh nghiệp về việc giới hạn số lần đổi trả, nếu khách hàng vượt quá số lần đổi trả quy định (dấu hiệu của gian lận) hoặc nếu doanh nghiệp trực tiếp phát hiện ra gian lận từ phía khách hàng, khách hàng sẽ phải chịu hoàn toàn chi phí cho quá trình đổi trả.

Nguồn tham khảo: refinepackaging.com

5/5 (1 bầu chọn)