Skip to content

Các kỹ thuật in ấn thùng Carton hiện nay

16.570 lượt đọc

Trong những năm gần đây, các công nghệ in ấn ngày càng phổ biến và đa dạng tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đối với công nghệ in ấn thùng carton, để có thể hoàn thiện những sản phẩm đẹp, bắt mắt, thiết kế chắc chắn, hiệu quả sử dụng cao… thì yếu tố cần phải quan tâm là chất lượng giấy, số lượng sóng ở trên mỗi thùng và kỹ thuật in ấn. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những kỹ thuật in thùng carton phổ biến nhất hiện nay là gì nhé.

Tin bài liên quan

Những kỹ thuật in ấn thùng carton phổ biến nhất hiện nay

Trong ngành công nghiệp in ấn thùng carton, hiện tại có 4 kỹ thuật in ấn được các xưởng in áp dụng nhiều nhất, cụ thể là như sau:

Kỹ thuật in offset

Kỹ thuật in offset là quá trình đưa thông tin cần in lên các tấm cao su (tấm offset),tiếp theo ép miếng cao su này lên giấy in. Quá trình in offset có thể sử dụng 1 màu in hoặc nhiều màu in, kỹ thuật in này giúp mực thấm mạnh vào giấy in hơn các kỹ thuật in phủ bên ngoài. Vì vậy, in offset cho chất lượng in ấn cao và được khách hàng lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Quy trình in offset gồm có 5 bước cụ thể:

  • Bước 1 - Thiết kế bản in trên máy tính: Bản in cần thể hiện đầy đủ thông tin, hình ảnh, bố cục như mong muốn.
  • Bước 2 - Xuất film: Xuất film bản in thành 4 tấm đại diện cho 4 gam màu gồm:  C (Cyan: xanh),M (Magenta: hồng),Y (Yellow: vàng),K (Black: đen). Những bản in chỉ sử dụng 1 màu thì không cần xuất film, những bản in sử dụng nhiều hơn 1 màu cần phải xuất film.
  • Bước 3 - Phơi bản kẽm: Khi đã có được 4 tấm film màu, người ta tiếp tục đem các tấm film này phơi trên một bản kẽm, công đoạn này giúp thu được 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu: C,M,Y,K để chuẩn bị sang bước tiếp theo.
  • Bước 4 - Tiến hành in offset: Chọn 1 trong 4 màu kẽm lắp lên quả lô máy in, chọn màu mực in tương ứng với màu kẽm. Khi quả lô chạy qua tờ giấy sẽ đập phần tử cần in xuống mặt giấy in. Cứ như vậy cho đến khi đủ số lượng bản in là hoàn tất được 1 màu in.
    3 màu còn lại thực hiện tương tự, sau khi in xong thứ nhất thì tiến hành vệ sinh sạch mực cũ để lắp kẽm mới vào. Kẽm màu nào thì mực in màu tương ứng, tiếp tục vận hành như quy trình trên cho đến khi hoàn thành. 4 màu chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
  • Bước 5 Gia công sau in: Gia công sau khi in thường là cán bóng/cán mờ, cắt thành phẩm, đóng ghim, dán keo…

Kỹ thuật in flexo

Khác với kỹ thuật in offset, in flexo là một kỹ thuật in trực tiếp nhờ vào những bản in nổi. Mực in thì sẽ được cung cấp cho khuôn bằng một trục anilox, trục này thường được làm bằng kim loại và khắc rất nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, một phần của trục anilox sẽ được nhúng vào máng mực, lúc đó mực in sẽ len vào những ô nhỏ trên trục in, phần mực in trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Tiếp theo, khuôn in tiếp xúc với trục anilox và nhận mực từ các cell trên bề mặt của trục in.

Đối với in thùng carton, những khuôn in thường là một bản nhựa photopolymer và mỗi nội dung in thường là một photopolymer khác nhau.

Quy trình in flexo gồm 4 bước: Xử lý file, xuất film, phơi khuôn và in flexo. Ưu điểm của loại hình thức này là vô cùng nhanh và giá thành cũng rẻ hơn so với in offset và phù hợp với in số lượng lớn.

In kỹ thuật số

In kỹ thuật số là công nghệ in ấn hiện đại dựa trên nguyên lý tự động hóa của máy móc. Các hình ảnh tự động được nạo và máy kỹ thuật số, xử lý số liệu và tự động pha màu để cho ra sản phẩm in ngay lập tức mà không tốn nhiều thời gian chờ đợi.

Quy trình in kỹ thuật số gồm 4 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị file và đưa vào đầu nhận của máy in kỹ thuật số.
  • Bước 2: Kiểm tra mực in, các vật liệu in và tiến hành lắp vào máy in.
  • Bước 3: Kiểm tra máy in, tiến hành cho in tự động.
  • Bước 4: Sau khi máy in cho ra thành phẩm, có thể đưa tiếp sản phẩm vào máy sấy khô hoặc để mực khô tự nhiên.

Ưu điểm nổi bật của in kỹ thuật số là có thể đáp ứng được nhu cầu in nhanh, in gấp của khách hàng với số lượng nhiều, chất lượng cao.

Kỹ thuật in lụa

In lụa là kỹ thuật dựa trên sự thẩm thấu của mực in đi qua một khung lưới. Khung lưới này có cấu tạo tương tự như những tấm vải đã được tạo hình bởi một lớp keo mỏng. Phương pháp này thì có thể áp dụng được cho nhiều loại vật liệu như là nylon, thủy tinh, vải, những sản phẩm kim loại, gỗ , giấy…

Quy trình in lụa gồm 6 bước:

  • Bước 1: Pha keo và chuẩn bị khung: Khung có thể có nhiều hình dạng và chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, đa phần khung thường có dạng hình chữ nhật.
  • Bước 2: Chụp bản
  • Bước 3: Pha mực
  • Bước 4: In thử và canh tay kê: Cho mực lên máng và quét đều lên 2 mặt lưới, sấy cho thật khô rồi dán phim lên mặt ngoài của lưới, dính băng dán 4 góc, sử dụng tấm kính ép phim vào lưới rồi đem phơi dưới ánh nắng trong 3 phút hoặc sử dụng máy phơi, sau đó kiểm tra thành phẩm.
  • Bước 5: In sản lượng: Sau khi bản in thử đạt chất lượng thì tiến hành in hàng loạt

In lụa có ưu điểm là quá trình in nhanh chóng, giá thành rẻ, màu sắc đẹp và bắt mắt.

Nên chọn kỹ thuật in nào cho phù hợp?

Việc lựa chọn kỹ thuật in thùng carton cần xem xét đến mục đích và yêu cầu bản in.
Nếu yêu cầu về chất lượng bản in không quá cao thì nên sử dụng công nghệ in flexo để tiết kiệm chi phí. Nếu yêu cầu về hình ảnh đẹp, chất lượng cao thì kỹ thuật in offset là sự lựa chọn tuyệt vời…
Với những thông tin mà In Lấy Ngay – Công ty In Đức Thành đã cung cấp trên đây, hy vọng quý khách hàng có thể lựa chọn được cho mình một kỹ thuật in thùng carton phù hợp nhất.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ ĐỨC THÀNH
Hotline: 0987.506.916 – 086.22.88.202 – 091.538.1109
Văn phòng: Số 11 ngách 49/ ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng, P. Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 1:  Số 460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2:  Cuối ngõ 1 đường Tân Triều mới, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 024.6682.6686 | Email: [email protected]

5/5 (122 bầu chọn)