Bao bì tự thiết kế là một công cụ rất hiệu quả để gây ấn tượng với khách hàng. Nó có thể giúp thiết lập hình ảnh thương hiệu, củng cố độ nhận diện, giảm lãng phí và thậm chí thúc đẩy các sáng kiến bền vững. Tuy nhiên, bất kỳ công cụ nào cũng sẽ có những lỗ hổng mà người sử dụng có thể mắc phải.
1. Lãng phí vật liệu
Dù bạn đang ở khâu nào của quá trình thiết kế và in ấn bao bì, khi bạn thực hiện sai một bước bất kỳ thì đều có nguy cơ phải làm lại và gây lãng phí vật liệu. Không giống như các loại bao bì vận chuyển, đóng gói thông thường, bao bì tự thiết kế bị lỗi ít có khả năng được tiếp tục sử dụng trong dây chuyền sản xuất. Việc này làm tốn thêm chi phí, thời gian và nhân công cho quy trình sản xuất.
Hơn nữa, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng các loại vật liệu cần thiết và lượng vật liệu vừa đủ, không nên để dư quá nhiều vật liệu để tránh lãng phí. Tất nhiên việc đặt dư số lượng vật liệu cũng là một phương án để dự trù cho sai sót phát sinh nhưng không nên đặt dư quá nhiều để đảm bảo quá trình in ấn chất lượng cao.
2. Kích thước hộp không chính xác
Kích thước khi làm hộp giấy bao bì cũng là yếu tố rất được quan tâm trong quá trình in ấn chất lượng cao. Chiếc hộp có kích thước quá lớn so với sản phẩm sẽ khó cố định được vị trí sản phẩm ở trong hộp trong quá trình vận chuyển, dẫn đến nguy cơ làm hỏng sản phẩm hoặc phải trả thêm chi phí mua chất chống sốc để bên trong hộp. Tuy nhiên, nếu kích thước hộp quá nhỏ thì bạn sẽ không thể sử dụng được và phải bỏ chiếc hộp đó đi.
Đặc biệt với trường hợp của hộp bao bì tự thiết kế, chúng sẽ khó được tái sử dụng do những chiếc hộp này thường sẽ được in nhãn mác, logo hoặc các thông số kỹ thuật riêng biệt của sản phẩm. Do đó, nó chỉ có duy nhất mục đích sử dụng cho sản phẩm đó, nếu hộp không phù hợp thì chỉ có thể bị bỏ đi, gây lãng phí và có tác động không tốt tới môi trường.
3. Lỗi chính tả và ngữ pháp
Một lỗi đánh máy đơn giản, một từ viết sai chính tả hoặc một khẩu hiệu có lỗi sai ngữ pháp tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng sẽ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường bao bì sản phẩm sẽ được in hàng loạt nên nếu bạn bỏ sót những lỗi sai này, bạn sẽ phải in lại toàn bộ, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn có thể sử dụng những nhiều công cụ kiểm tra chính tả/ngữ pháp miễn phí trên Internet. Hoặc bạn cũng có thể phân công một vài người xem lại bản thiết kế nhiều lần để soát lỗi sai.
4. Trình bày không khoa học
Thiết kế logo kèm khẩu hiệu là cách thiết kế được áp dụng rất phổ biến và thường mang lại hiệu tốt. Tuy nhiên, để cách thiết kế này sẽ chỉ có hiệu quả khi người dùng có thể đọc được nội dung được in trên bao bì. Bạn cần lưu ý rằng, đôi khi kích cỡ thiết kế trên màn hình máy tính và khi in ra là khác nhau, để tránh trường hợp bao bì in ra khác với mong đợi, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của các công ty in ấn chuyên nghiệp.
Bạn nên sử dụng phông chữ lớn và rõ ràng, cùng với màu sắc tương phản sắc nét để khiến sản phẩm của mình trở nên nổi bật trên kệ hàng và có thể truyền tải thông tin tới khách hàng một cách đầy đủ và dễ chịu nhất.
Bên cạnh đó, thiết kế không được phân bổ thông tin một cách logic và trật tự rõ ràng thường dẫn đến việc thông tin bị rối và khó hiểu. Các yếu tố quan trọng như tên sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng hoặc thông tin liên hệ cần được trình bày một cách rõ ràng và dễ đọc. Nếu những thông tin này bị che khuất hoặc sắp xếp lộn xộn, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và hiểu về sản phẩm, dẫn đến sự nghi ngờ và quyết định không mua hàng.
Thiết kế không khoa học thường dẫn đến việc in sai, lỗi kỹ thuật hoặc cần phải chỉnh sửa nhiều lần, từ đó làm tăng chi phí sản xuất. Hơn nữa, một thiết kế không hiệu quả có thể không tận dụng được tối đa diện tích của hộp bao bì, gây lãng phí nguyên vật liệu và tăng chi phí sản xuất. Do đó, việc thiết kế khoa học không chỉ đảm bảo in ấn chất lượng cao mà còn giúp tối ưu hóa chi phí và quy trình sản xuất.
5. Sử dụng vật liệu đóng gói không thân thiện với môi trường
Hiện nay người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tới vấn đề môi trường và có ý thức về tiêu dùng bền vững, vì vậy bất kỳ công ty nào cần sử dụng nhiều bao bì đều nên hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường để chiếm được cảm tình của khách hàng. Phổ biến nhất là ứng dụng vật liệu thân thiện với môi trường như giấy, bìa cứng, nhựa tái chế,... để làm bao bì.
Bằng cách sử dụng các vật liệu có thể tái chế và phân hủy sinh học, doanh nghiệp có thể tạo dựng hình ảnh bền vững và thân thiện với môi trường, mang tới nhiều ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh.
Nguồn tham khảo: thepackagingcompany.us