Skip to content

Thông tin cơ bản và ứng dụng của các khổ giấy A

3 lượt đọc

Các khổ giấy A3, A4, A5,... đã trở nên rất quen thuộc với mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khổ giấy lại có những đặc điểm và ứng dụng riêng trong nhiều lĩnh vực.

Các khổ giấy A

Bạn hẳn đã quen thuộc với giấy khổ A4. Đây là kích thước giấy có thể in bằng máy in gia đình tiêu chuẩn và đây cũng là kích thước giấy được sử dụng rộng rãi trong các trường học, trường đại học và doanh nghiệp. Kích thước khổ giấy A4 là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu.

Tỷ lệ này đặc biệt ở chỗ nó vẫn giữ nguyên tỷ lệ khung hình khi bị gấp đôi theo chiều ngang. Nếu bạn cắt một tờ A4 làm đôi theo cạnh chiều ngang, bạn sẽ có được hai tờ A5. Vậy còn với tờ A0? Tương tự, gấp đôi tờ A0 sẽ được kích thước bằng trang A1. Gấp đôi lại một lần nữa sẽ trở thành một tờ A2,... Mỗi khổ giấy liền sau sẽ bằng chính xác một nửa kích thước của khổ giấy trước đó.

Bảng kích thước các khổ giấy A

Bảng kích thước các khổ giấy A
Bảng kích thước các khổ giấy A

Chỉ số GSM của khổ giấy A

Mật độ hoặc độ dày của giấy được đo bằng GSM (gam trên mét vuông, thường được gọi là g/m². Nó dựa trên việc ước tính trọng lượng tính bằng gam của một tờ giấy có kích thước chính xác là một mét vuông. Giấy có GSM lớn hơn thường dày hơn, khiến giấy bền hơn, khó bị nhăn hoặc rách hơn.

Dưới đây là một số phân loại giấy theo GSM:

  • 80-100 GSM: giấy mỏng
  • 100-120 GSM: giấy có độ dày trung bình
  • 120-160 GSM: giấy dày
  • 160-200 GSM: giấy cứng loại mỏng
  • 200-300 GSM: giấy cứng có độ dày trung bình
  • 300+ GSM: giấy cứng dày
Giấy có nhiều trọng lượng dùng cho các mục đích khác nhau
Giấy có nhiều trọng lượng dùng cho các mục đích khác nhau
  • Dùng để in sách và tài liệu văn phòng: 70-90 GSM
  • Dùng để in thẻ, danh thiếp: 180 GSM
  • Dùng để in brochure: 170-200 GSM
  • Dùng trong die-cut: 200-220 GSM

Điều gì khiến các khổ giấy A được ưa chuộng rộng rãi?

Điều khiến cho các khổ giấy A trở nên phổ biến và đặc biệt là cạnh dài nhất của mỗi khổ giấy bằng 2 lần chiều dài cạnh ngắn nhất của khổ giấy tiếp theo. Điều này mang lại hai lợi thế khá lớn. Đầu tiên là nếu bạn cắt một tờ A3 làm đôi, bạn sẽ có hai tờ A4. Thứ hai, tất cả các khổ giấy đều có cùng tỷ lệ khung hình, yếu tố này rất hữu ích khi phóng to hoặc thu nhỏ tác phẩm nghệ thuật và các loại tài liệu, do đó nó được áp dụng rất phổ biến tại các xưởng in sách tại Hà Nội. 

Bên cạnh đó, các khổ giấy A cũng cho phép tối đa hóa ngân sách và giảm thiểu lãng phí vì nó sẽ giúp bạn sử dụng giấy hiệu quả nhất. Nếu tác phẩm của bạn lớn hơn A4 (210mm x 297mm) nhưng không lớn bằng kích thước của giấy A3 (297mm x 420mm),ví dụ, 297mm x 297mm, chúng ta vẫn có thể sử dụng tờ giấy A3, cắt bỏ phần thừa và tái chế.

Khổ giấy A4
Khổ giấy A4

Các kích thước tiêu chuẩn này được sử dụng rộng rãi bởi các xưởng in sách tại Hà Nội, in áp phích, tờ rơi, tờ gấp... Do đó nếu bạn có thể tự thiết kế những ấn phẩm này, bạn có thể chọn khổ giấy A phù hợp và gửi bản in của mình cho công ty in ấn thì họ có thể trực tiếp in ra sản phẩm của bạn mà không cần phải cài đặt hoặc chỉnh sửa lại.

Ứng dụng của các khổ giấy A

Mỗi khổ giấy A lại có những ứng dụng khác nhau trong đa dạng các lĩnh vực, bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:

  • Giấy A0: Đây là khổ giấy A lớn nhất, thường được dùng để in poster, in banner và nhiều loại quảng cáo ngoài trời. 
  • Giấy A1: Thường dùng để in poster và các sản phẩm thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh, hội họa và các khía cạnh khác của nghệ thuật và thiết kế.
  • Giấy A2: Thường dùng cho quảng cáo kinh doanh, cảnh báo an toàn và các bản in nghệ thuật.
  • Giấy A3: Thường được sử dụng trong các tài liệu cần thể hiện sơ đồ, phổ biến nhất trong ngành kỹ thuật và khoa học. Khổ giấy này cũng rất phổ biến trong môi trường văn phòng và trường học, thường dùng để thuyết trình và in poster cho một sự kiện nhất định. Vì A3 có thể chia đôi để tạo thành hai trang A4, nên nó cũng được dùng để in tờ rơi và thực đơn nhà hàng.
  • Giấy A4: Đây là khổ giấy A4 được sử dụng phổ biến nhất và được coi là kích thước 'chuẩn'. A4 được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là để in lịch để bàn, các loại văn bản và tài liệu, tạp chí, áp phích, thực đơn, tờ rơi, sổ tay, báo cáo, v.v.
  • Giấy A5: Thường được dùng để in sách, sổ tay và tờ rơi. Đây cũng là khổ giấy được các xưởng in sách tại Hà Nội sử dụng nhiều nhất do đây là kích thước cầm vừa tay và đủ dễ nhìn.
  • Giấy A6: Thường được dùng để in bưu thiếp, sổ tay, tờ gấp cỡ nhỏ hoặc tờ rơi.
  • Giấy A7: Đây là khổ giấy A nhỏ nhất, thường dùng để in sổ tay nhỏ, thiệp chúc mừng và giấy nhớ.


Nguồn tham khảo: vcprint.co.uk

5/5 (1 bầu chọn)