1. Khi nào nên lựa kỹ thuật in offset?
Để có thể hiểu rõ khi nào nên lựa chọn kỹ thuật in offset, bạn hãy căn cứ vào những yếu tố chính sau đây:
- Số lượng in ấn: Việc áp dụng kỹ thuật in offset khi doanh nghiệp có nhu cầu in ấn số lượng càng lớn thì lại càng tiết kiệm được nhiều chi phí. Do đó, đây sẽ là kỹ thuật in phù hợp nhất với những đơn vị cần in số lượng lớn những hình ảnh, thông tin giống nhau.
- Chất lượng của bản in: Khi in ấn các sản phẩm với những nội dung thay đổi liên tục và thường xuyên thì in kỹ thuật số là lựa chọn phù hợp và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần sự đồng đều về chất lượng sản phẩm, bản in sở hữu màu sắc đẹp, chi tiết sắc nét thì in offset là lựa chọn tối ưu.
- Bề mặt in: Khi bạn có nhu cầu in ấn trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: giấy, nhựa, vải, kim loại,… thì in offset sẽ là ứng cử viên sáng giá. Việc sử dụng tấm offset được làm từ chất liệu cao su và có khả năng co giãn phù hợp với nhiều bề mặt và chất liệu in ấn giúp cho ra sản phẩm đẹp mắt và chất lượng cao.
- In trên bề mặt không phẳng: Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in offset. Nhờ khả năng in được trên các bề mặt không phẳng mà bạn có thể dễ dàng tạo ra những sản phẩm in ấn đa dạng, sáng tạo và độc đáo.
- In kích thước lớn và nhiều màu: Kỹ thuật offset cho phép tạo nên những ấn phẩm có kích thước lớn, sử dụng nhiều màu sắc nhưng vấn đảm bảo chất lượng cao.
2. Lưu ý cần biết đối với kỹ thuật in offset
Bên cạnh việc hiểu rõ khi nào nên lựa chọn kỹ thuật in offset thì bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý sau đây khi trong kỹ thuật in offset:
- Chú trọng về số lượng in ấn: Khi quyết định in ấn một sản phẩm bất kỳ nào đó, người ta thường phân vân giữa phương pháp in kỹ thuật số và in offset. Thực tế, cả 2 cách in này đều mang đến những sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng cần phải cân nhắc về số lượng in ấn. Khi lựa chọn kỹ thuật in offset thì nên lưu ý in số lượng lớn để giảm chi phí vì kỹ thuật in này đòi hỏi kinh phí và thời gian để làm khuôn mẫu theo yêu cầu, nếu in số lượng ít thì chi phí sẽ khá cao còn in số lượng lớn lại khá tiết kiệm.
- Chú trọng về việc lựa chọn hệ màu: Hệ màu được sử dụng trong kỹ thuật in offset là màu CMYK, có nghĩa là mọi màu sắc sẽ được mix từ 4 màu thông dụng trên. Đối với những cách mix khác nhau sẽ cho ra màu sắc khác nhau. Do đó, bạn cũng cần nắm rõ phương pháp kết hợp màu để tạo ra những ấn phẩm có màu sắc như mong đợi.
- Chú trọng trình tự chồng màu: Áp dụng đúng trình tự chồng màu sẽ mang đến một bản in hoàn hảo, đúng với thiết kế và mẫu in. Đây là công đoạn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mực và màu sắc thực của sản phẩm. Do đó, cần lưu ý áp dụng trình tự chồng màu sao cho thật hợp lý để mang lại những ấn phẩm hoàn hảo.
3. Quy trình in offset gồm những bước nào?
Dưới đây là các bước trong quy trình in offset:
Bước 1: Thiết kế bản in
Việc thiết kế được 1 bản in chuẩn sẽ đảm bảo được chất lượng và tránh những tình huống sai hỏng không đáng có dẫn đến tốn kinh phí và thời gian. Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của doanh nghiệp mà các bản in cần đáp ứng được các yêu cầu về mặt nội dung, hài hòa về hình thức và màu sắc.
Bước 2: Output kẽm
Sau khi quá trình thiết kế bản in hoàn thiện thì sẽ bước qua công đoạn output kẽm. Đối với các bản in có hình ảnh kèm theo thì sẽ cần đến 4 tấm kẽm khác nhau bao gồm 4 lớp màu CMYK là: Cyan(C),Magenta (M),Yellow (Y),Black (K).
Để tạo ra các màu sắc đa dạng trong quá trình in offset thì hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản nhất. Bạn chỉ cần biết cách mix 4 màu trên với những thông số thích hợp là đã có thể tạo ra tất cả những màu sắc mà mình muốn. Quá trình này được gọi với cái tên là output 4 tấ film.
Bước 3: Hiện kẽm
Sau khi đã có được 4 tấm kẽm được ghi nhờ đầu ghi, kẽm sẽ được chuyển tự động tới máng dung dich hiện bản kẽm. Tại đây các phần tử in và phần tử không in sẽ được tách lớp và tạo thành bản kẽm hoàn chỉnh.
Bước 4: Tiến hành in ấn
Đây chính là công đoạn quan trọng nhất trong cả quy trình in offset. Đầu tiên, bản kẽm sẽ được lắp đặt lên bộ phận lắp bản, đồng thời thợ in sẽ tiến hành chọn loại mực in phù hợp với bản kẽm và cho mực vào máng chứa, mực sẽ được lăn đều lên phần lô truyền mực. Trong khi đó, các công cụ khác như giấy, khay chứa giấy cũng được lắp vào máy. Để hoàn thiện một bản in chất lượng thì thợ in cần cẩn trọng trong tất cả các khâu: Từ bắn chỉnh chồng khít ốc chồng mầu tới việc chỉnh vít mực sao cho lượng mực từng vị trí cung cấp tới các phần tử in trên bản kẽm không bị thừa, không bị thiếu. Đồng thời cần đảm bảo sự chính xác, nhất là việc căn chỉnh bản kẽm và áp lực lô cao su.
Bước 5: Gia công sau in ấn
Để sản phẩm hoàn chỉnh, bắt mắt và độ bền cao thì công đoạn gia công sau in là cực kỳ quan trọng. Phương pháp cán bóng và cán mờ thường được lựa chọn. Trong đó, cán mờ sẽ giúp thành phẩm có bề mặt mềm mịn, còn cán bóng lại giúp bề mặt sản phẩm sáng bóng. Tuy nhiên, đây chỉ là công đoạn giúp cho sản phẩm thẩm mỹ hơn nên tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng mà có thể áp dụng hoặc bỏ qua công đoạn này.
Kĩ thuật in offset sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, giúp tiết kiệm chi phí khi in ấn số lượng lớn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Do đó, việc nắm bắt được khi nào nên lựa chọn kỹ thuật in offset sẽ giúp bạn sở hữu những sản phẩm chất lượng và độc đáo hơn.