Skip to content

Giới thiệu về in dập nổi - Quy trình thực hiện và ứng dụng

7 lượt đọc

In dập nổi là một kỹ thuật hoàn thiện được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật và ngành in ấn, chẳng hạn như in bao bì, kẹp file, thiệp mời,... nhờ mang lại kết cấu đặc biệt, tạo trải nghiệm độc đáo cả về thị giác và xúc giác.

Tin bài liên quan

Giới thiệu về in dập nổi

In dập nổi là một kỹ thuật in đặc biệt, được sử dụng để tạo ra các hình ảnh ba chiều hoặc các chi tiết nổi trên bề mặt vật liệu. Kỹ thuật này mang lại hiệu ứng trực quan và cảm nhận về xúc giác, giúp các sản phẩm trở nên nổi bật, độc đáo và sang trọng.

In dập nổi có thể áp dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, da và kim loại. Nhờ tính linh hoạt này, dập nổi được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế và sản xuất, đặc biệt là các ấn phẩm bao bì in bìa cứng, ngoài ra còn có danh thiếp, bìa sách, thiệp chúc mừng,...

Ngày nay, in dập nổi đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn nhờ khả năng mang lại nét thanh lịch và tinh tế cho các sản phẩm in. Hơn nữa, kỹ thuật này hỗ trợ người dùng tạo ra những thiết kế độc đáo (so với những thiết kế chỉ in trên mặt phẳng thông thường),góp phần tăng cường giá trị thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.

in-dap-noi.jpg (196 KB)

Các loại in dập nổi

Dập nổi được phân thành nhiều loại tùy vào tiêu chí phân loại, chẳng hạn như độ cao của phần nổi, màu in, cách chế tác khuôn dập nổi,... Một số phân loại dập nổi phổ biến bao gồm:

  • Dập nổi một cấp: Đây là kỹ thuật đơn giản và phổ biến nhất, trong đó toàn bộ thiết kế được nâng lên một độ cao nhất định. Phần nổi lên có độ cao bằng nhau, đồng nhất, thường được sử dụng cho các mẫu thiết kế tối giản hoặc khi cần làm nổi bật logo, chữ viết một cách rõ ràng.
  • Dập nổi nhiều cấp: Với kỹ thuật này, các phần khác nhau của thiết kế được nâng lên ở các độ cao khác nhau, mang lại hình ảnh có chiều sâu và sống động, tạo cảm giác nổi bật và bắt mắt hơn. Phương pháp này lý tưởng cho các thiết kế phức tạp hoặc có nhiều lớp chi tiết.
  • Dập nổi không màu: Kỹ thuật này có phần khuôn dập không có màu. Khi dập trên bề mặt thì phần nổi lên sẽ là màu sẵn có trên bề mặt đó.
  • Dập nổi có màu (hoặc dập nổi màu in): Ngược lại với dập nổi không màu, khi dập nổi một bề mặt bằng kỹ thuật này, phần nổi lên sẽ có màu nhất định, khác biệt với màu của bề mặt ban đầu, thường dùng để in những thông tin hoặc chi tiết quan trọng.
  • Dập nổi điêu khắc: Đây là kỹ thuật cao cấp, yêu cầu phải khắc thủ công khuôn mẫu để tạo ra các chi tiết tinh xảo và chân thực. Dập nổi điêu khắc thường được sử dụng cho các chân dung, cảnh vật hoặc những thiết kế đòi hỏi độ chính xác và nghệ thuật cao, mang lại vẻ đẹp độc đáo và mang đậm tính nghệ thuật.

Ưu điểm và nhược điểm của in dập nổi

Ưu điểm

  • Tạo hình ảnh bắt mắt: Hình ảnh nổi dễ thu hút sự chú ý của người nhìn, đồng thời làm nổi bật các thông tin quan trọng hoặc điểm nhấn trong thiết kế. Đây là cách hiệu quả để tăng sự nhận diện và giá trị thị giác cho sản phẩm.
  • Tạo trải nghiệm về xúc giác: Một trong những đặc điểm độc đáo của in dập nổi là tạo ra bề mặt có kết cấu khác biệt, cho phép người xem cảm nhận được hiệu ứng qua những cái chạm. Điều này không chỉ tăng trải nghiệm cảm nhận mà còn mang lại cho sản phẩm sự độc đáo và khác biệt.
  • Tăng nhận thức về giá trị: Các sản phẩm được dập nổi thường tạo cảm giác sang trọng, chất lượng cao, chuyên nghiệp và chỉn chu. Điều này giúp tạo ấn tượng tích cực đối với người nhìn, đặc biệt khi sử dụng để in bao bì cao cấp, danh thiếp, giấy chứng nhận,...
Dập nổi làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm in ấn
Dập nổi làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm in ấn
  • Linh hoạt trong thiết kế: Dập nổi có thể được áp dụng trên nhiều loại vật liệu như giấy, da và kim loại, phù hợp với nhiều loại sản phẩm và phong cách thiết kế. Kỹ thuật này cũng cho phép tạo ra các hiệu ứng từ tinh tế, tối giản đến mạnh mẽ và ấn tượng, đáp ứng đa dạng nhu cầu sáng tạo.
  • Kết hợp với các kỹ thuật in khác: Dập nổi có thể được sử dụng cùng các kỹ thuật như in typo, dập lá hoặc phủ UV, giúp tạo ra các hiệu ứng nhiều lớp có chiều sâu. Các kết hợp này làm tăng tính nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Một trong những hạn chế lớn nhất của in dập nổi là chi phí, đặc biệt đối với các thiết kế phức tạp hoặc sản xuất với số lượng lớn. Quá trình tạo khuôn dập nổi yêu cầu thời gian, kỹ thuật và công nghệ cao, làm tăng chi phí sản xuất ban đầu, không phù hợp với các dự án có ngân sách hạn chế.
  • Hạn chế về màu sắc: Kỹ thuật dập nổi chủ yếu tập trung vào việc tạo hình ảnh nổi trên bề mặt, không liên quan trực tiếp đến in màu sắc. Do đó, in màu vào các khu vực được dập nổi có thể gặp khó khăn để đảm bảo tính đồng nhất và chính xác. Hạn chế này có thể ảnh hưởng đến thiết kế các sản phẩm có bảng màu phong phú hoặc độ chi tiết cao.
  • Khả năng ứng dụng bị giới hạn: Dập nổi chỉ phù hợp với các vật liệu dày, cứng hoặc có khả năng chịu lực tốt như khi in bìa cứng, giấy cao cấp, da hoặc kim loại.

Quy trình đơn giản in dập nổi

  1. Chuẩn bị khuôn dập

Kỹ thuật này sử dụng hai khuôn kim loại, bao gồm:

  • Khuôn được nâng lên
  • Khuôn dập nổi được chế tác theo hình ảnh, hoa văn cần dập trên vật liệu.
  1. Đặt vật liệu vào khuôn

Đặt vật liệu cần dập nổi (như giấy, da hoặc kim loại) vào giữa hai khuôn.

  1. Tạo áp lực

Hai khuôn được ép lại với nhau bằng một lực nén lớn, khiến vật liệu bị ép theo hình dạng của khuôn dập nổi. Áp lực này làm cho vật liệu định hình, tạo ra các hình ảnh hoặc họa tiết ba chiều trên bề mặt.

  1. Hoàn thiện

Sau khi quá trình dập nổi hoàn tất, sản phẩm được kiểm tra để đảm bảo chất lượng, tính đồng nhất và độ sắc nét của hình ảnh nổi.

Ứng dụng của in dập nổi

In dập nổi thường được ứng dụng để làm tăng giá trị thẩm mỹ và sự chuyên nghiệp cho sản phẩm in, không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh tế mà còn giúp tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý và làm nổi bật nội dung quan trọng như logo, thông tin liên hệ,... Các ứng dụng phổ biến của in dập nổi bao gồm:

  • Danh thiếp: In dập nổi trên danh thiếp giúp nhấn mạnh logo công ty, tên cá nhân hoặc các thông tin quan trọng, tạo ấn tượng với khách hàng và đối tác.
  • Phong bì: Phong bì doanh nghiệp được dập nổi phần logo hoặc thông tin thương hiệu mang lại sự chuyên nghiệp, giúp tăng nhận diện thương hiệu.
  • Tờ rơi và thư mời: Hiệu ứng dập nổi trên tờ rơi hoặc thư mời làm tăng sự sang trọng và thu hút, phù hợp cho các sự kiện quan trọng hoặc chiến dịch quảng cáo.
  • Sách và tiêu đề thư: Dập nổi khi in tiêu đề thư hoặc bìa sách tạo nên sự tinh tế và chuyên nghiệp, làm nổi bật hình ảnh thương hiệu hoặc nội dung cần truyền tải.
  • Thiệp chúc mừng và giấy chứng nhận: Các loại thiệp chúc mừng hoặc giấy chứng nhận khi được dập nổi sẽ trở nên sang trọng, ý nghĩa và mang tính cá nhân hóa cao.
  • Kẹp file (folder): Dập nổi trên kẹp file mang lại thiết kế độc đáo và tạo dấu ấn riêng, đặc biệt hữu ích khi kẹp file dùng để đựng các tài liệu thuyết trình hoặc báo cáo quan trọng.

Ung-dung-in-dap-noi.jpg (399 KB)

Ngoài ra, dập nổi còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như hội họa, thiết kế,...

Nguồn tham khảo: mondaymerch.com mimakiusa.com

5/5 (1 bầu chọn)