Skip to content

Các công đoạn và kỹ thuật gia công bìa cứng

213 lượt đọc

Giấy bìa cứng được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thị nhờ sở hữu đa công dụng như: làm bìa sách, hộp quà, đồ trang trí. Vậy giấy bìa cứng được sản xuất từ chất liệu gì giá cả như thế nào? Hãy cùng In Đức Thành tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Công đoạn gia công bìa cứng tại In Đức Thành

Thông thường các loại giấy từ nhà máy sản xuất ra sẽ chỉ có độ dày dưới 0.8mm, không đủ độ cứng đáp ứng làm cho một số sản phẩm như bìa sổ, bìa sách, menu,... Và trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng các loại giấy cần độ cứng và độ dày tương ứng để làm bao bì với mục đích vừa làm tăng giá trị cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chính vì vậy, khi sản phẩm có định lượng giấy quá mỏng và không thể chịu được sức nặng của sản phẩm hàng hóa bên trong sẽ phát sinh thêm công đoạn gia công bìa cứng bằng 2 phương pháp: 

Bồi 2 - 3 lớp giấy có định lượng dày

Kỹ thuật này có thể sử dụng bồi trên hầu hết các chất liệu giấy như: giấy Couche, giấy ivory, giấy duplex… Cụ thể như: giấy carton bồi duplex, couche hay giấy duplex bồi duplex,... Thành phẩm là các bìa cứng đảm bảo tính thẩm mỹ, thích hợp sử dụng cho những loại quà tặng cao cấp

Việc bồi thêm lớp carton bên trong sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối ưu và giúp giấy trở nên cứng cáp, thích hợp đựng những sản phẩm có trọng lượng lớn.

Giấy Duplex thường có trọng lượng lớn nên được sử dụng nhiều để in giấy bìa cứng. Khác với giấy Carton, giấy Duplex đã sở hữu bề mặt được phủ lớp tráng tương tự như giấy Ivory và mặt lưng và đế là giấy màu xám. Trong nhiều trường hợp, người ta có thể sử dụng kết hợp giữa giấy carton và giấy Duplex để in ấn bìa cứng đựng trà, bánh, máy móc,…

Bồi 1 lớp giấy mỏng lên tấm carton lạnh có độ dày từ 0.8 - 3.5 mm

Loại giấy được dùng trong phương án gia công này là giấy couche và giấy mỹ thuật.

Giấy mỹ thuật khá đắt nên chúng ít được sử dụng để làm giấy bìa cứng mà thường được sử dụng để phủ bên ngoài các loại giấy bìa cứng cáp để sử dụng làm hộp đựng các sản phẩm quà tặng giá trị cao. Việc phủ một lớp giấy mỹ thuật sẽ làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị của hộp giấy bìa cứng. Bên cạnh đó, món quà được đựng bên trong cũng trở nên sang trọng, quý phái và đáng trân trọng hơn.

Có hai cách bồi được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất là: bồi theo kích thước yêu cầu và bồi theo độ bền

  • Bồi giấy theo độ bền: cách bồi này thường được sử dụng trong trường hợp khách hàng muốn bồi hộp để sản phẩm thêm cứng cáp và chắc chắn, không yêu cầu quá cao về độ dày của sản phẩm

  • Bồi giấy theo kích thước: khác với cách bồi trên, cách bồi này tập trung chủ yếu độ dày của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

in-bia-cung-2.jpg (139 KB)

2. Tổng hợp các kỹ thuật gia công bìa cứng hiện nay

Ngày nay, kỹ thuật gia công bìa cứng trong ngành in ấn khá đang dạng. Mỗi kỹ thuật đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Tham khảo các kỹ thuật gia công bìa cứng phổ biến dưới đây:

Kỹ thuật gia công bìa cứng cắt xén thành phẩm

Đây là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ các hoạt động gia công in ấn. Hầu hết các sản phẩm sau khi được in xong sẽ được cắt xén nhằm tạo ra thành phẩm đúng với kích thước khách hàng yêu cầu. Có các loại máy cắt xén giấy bìa cứng thông dụng hiện nay là loại máy 1 mặt và 3 mặt.

Kỹ thuật gia công bìa cứng tráng phủ

Tráng phủ là một trong những kỹ thuật gia công bìa cứng phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này sẽ tráng lên bề mặt giấy cứng một lớp hóa chất nhằm tăng tính thẩm mỹ, độ bền cho sản phẩm với 2 dạng tráng phủ chính là: Tráng phủ lắc và tráng phủ UV.

Kỹ thuật gia công bìa cứng cán màng

Đây là một trong những kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Kỹ thuật này sẽ sử dụng một lớp màng nhựa mỏng để cán lên bề mặt sản phẩm nhằm bảo vệ thành phẩm không bị trầy xước, độ bền cao, chống ẩm, tăng tính thẩm mỹ. Kỹ thuật cán màng sẽ gồm 2 kỹ thuật chính là cán màng bóng và cán màng mờ. Ngoài ra, đối với các dòng máy cán màng chuyên nghiệp hiện nay cũng sở hữu nhiều tính năng nổi bật như: máy cán màng nước, máy cán màng nguội, máy cán màng nhiệt,…

Kỹ thuật gia công bìa cứng lăn vân thành phẩm

Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các ấn phẩm như thiệp mời, bìa sách,… Máy lăn vân thành phẩm thường có cấu tạo gồm 2 trục kim loại chính và 1 trục tạo vân cho bề mặt sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng cả 2 kỹ thuật lăn vân này nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Kỹ thuật gia công bìa cứng ép kim

Kỹ thuật ép kim sẽ sử dụng các khuôn bằng kim loại ép lên bề mặt của sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Trước khi ép kim, khuôn kim loại sẽ được khắc chữ trang trí hoặc hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.

Kỹ thuật gia công bìa cứng dán thành phẩm

Kỹ thuật dán thành phẩm sử dụng các loại giấy dày để tạo vết gấp trước khi tiến hành gấp bằng tay. Ngay sau đó, bìa cứng sẽ được dán hình ảnh sản phẩm dựa trên mẫu mã. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí và nâng cao năng xuất, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các loại máy gấp, dán tự động.

Kỹ thuật gia công bìa cứng dập chìm, dập nổi

Kỹ thuật này sẽ giúp tạo những hình ảnh chìm, nổi trên bề mặt sản phẩm bằng cách sử dụng khuôn âm dương. 

Kỹ thuật gia công bìa cứng bồi giấy nhiều lớp

Đây là kỹ thuật ghép chồng nhiều lớp giấy lên nhau. Sau khi tiến hành in hình ảnh, thông tin trên lớp giấy thì bồi thêm lớp giấy khác bên dưới. Điều này giúp thành phẩm có độ dày, cứng, bền chắc sau khi tạo hình hoàn chỉnh.

Trên đây là tổng hợp các chất liệu và kỹ thuật gia công bìa cứng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật gia công bìa cứng và có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

5/5 (1 bầu chọn)