Quy trình in offset đơn giản
Tên gọi “offset” thể hiện rằng quá trình in sử dụng phương pháp in gián tiếp. In offset cần tạo bản kẽm (hay còn gọi là khuôn in, bản kim loại) và sử dụng các tấm cao su để chuyển mực từ bản kẽm lên giấy.
Mỗi tấm cao su sẽ phụ trách chuyển một màu trong 4 màu CMYK (lục lam, đỏ tươi, vàng và đen). Quá trình in sẽ cần sử dụng mực gốc dầu và nước. Khi ép các tấm cao su lên giấy, các phần in nội dung có màu tương ứng trên tấm cao su sẽ hút mực lại và in lên giấy, còn các phần khác sẽ hút nước nhằm đẩy mực ra khỏi khu vực đó.
Các biện pháp tối ưu chi phí khi in offset
In số lượng lớn
In offset cần chuẩn bị máy in và tạo bản kẽm theo thiết kế cần in, đây là khâu bắt buộc và tốn chi phí lớn nhất trong quá trình in offset. Do đó khi in số lượng lớn, chi phí cố định được phân bổ ra nhiều sản phẩm hơn, làm giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể khi đặt các đơn hàng lớn.
Khi in số lượng lớn, doanh nghiệp không nên in chính xác số lượng mình đang cần mà nên in dư từ vài chiếc, vài chục hoặc thậm chí vài trăm để phòng trường hợp phát sinh nhu cầu sử dụng bất ngờ, chẳng hạn như có sai hỏng cần thay thế. Nếu không có phần in dư, khi đó doanh nghiệp sẽ phải in số lượng nhỏ, tốn mức chi phí rất cao nếu tiếp tục in offset hoặc nếu đổi phương pháp in sẽ cần chuẩn bị lại về thiết kế và máy in, gây tốn kém về thời gian và chi phí bổ sung.
Bảo quản bản kẽm
Khi bạn in offset lần đầu và có thành phẩm in như ý, bạn có thể liên hệ với xưởng in nhờ họ giữ lại bản kẽm để tái sử dụng trong tương lai, tiết kiệm chi phí tạo bản kẽm mới trong lần in sau. Trường hợp này thường áp dụng khi in các ấn phẩm có tính lâu dài và lặp lại, chẳng hạn như in bao bì sản phẩm, in thẻ tên, in sách,...
Nếu bạn muốn tự lưu giữ bản kẽm, cần chú ý những điều sau để giữ được chất lượng của bản kẽm trong thời gian dài:
- Làm sạch sau khi sử dụng: Sau mỗi lần in, bản kẽm cần được làm sạch kỹ càng để loại bỏ mực in, bụi bẩn và các tạp chất khác. Điều này bản kẽm không bị hỏng do các chất cặn bám lại, đồng thời duy trì độ nét và chính xác của bản kẽm.
- Lưu trữ trong điều kiện phù hợp: Bản kẽm cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và các môi trường ẩm ướt. Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp có thể gây oxi hóa và làm giảm chất lượng bản kẽm.
- Sử dụng chất bảo quản: Có thể sử dụng các chất bảo quản chuyên dụng để bôi lên bề mặt bản kẽm, giúp ngăn quá trình oxi hóa và các tác nhân gây hại khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi bản kẽm được lưu trữ trong thời gian dài.
- Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra bản kẽm định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc hoặc xuống cấp. Việc này giúp kịp thời xử lý hoặc thay thế bản kẽm, tránh ảnh hưởng đến chất lượng in ấn và gia tăng chi phí do phải in lại.
Tối ưu thiết kế
Để tiết kiệm chi phí in offset, bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều màu sắc phức tạp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng bảng màu đơn giản nhưng vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp và thu hút sự chú ý. Sử dụng ít màu hơn sẽ giúp giảm chi phí mực in và thời gian xử lý trong quá trình in. Bố cục thiết kế cũng nên được cân đối hợp lý, không nên để thừa nhiều khoảng trắng làm tốn thêm chi phí vật liệu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chi tiết quá nhỏ, quá phức tạp vì sẽ làm tốn thêm thời gian và công sức tạo bản kẽm, có thể làm tăng chi phí và thậm chí dễ dẫn đến lỗi in.
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thiết kế với kích thước và định dạng phù hợp với máy in hiện có để tránh lãng phí giấy và thời gian cắt xén. Yếu tố này cũng giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu các bước công việc phụ.
Lựa chọn công ty in phù hợp
Tối ưu chi phí không chỉ dừng lại ở mức tiền phải trả thấp mà sản phẩm nhận lại cũng cần có chất lượng tốt. Khi đó, lựa chọn được công ty in ấn uy tín và phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo sản phẩm in ấn đạt chất lượng cao và đúng tiến độ, yếu tố này không chỉ riêng đối với in offset mà có thể áp dụng cho tất cả nhu cầu in nói chung.
Đối tác in ấn lý tưởng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng thành phẩm in. Khi lựa chọn công ty in ấn, bạn cần đánh giá dựa theo những yếu tố sau:
- Chất lượng in ấn: Chất lượng in là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét. Bạn nên yêu cầu xem mẫu in trước đây của công ty để đánh giá độ sắc nét, màu sắc và độ bền của sản phẩm.
- Giá cả cạnh tranh: Bạn có thể so sánh giá cả giữa các công ty in ấn khác nhau. Đừng chỉ chọn công ty có giá rẻ nhất mà hãy cân nhắc giá trị tổng thể bao gồm chất lượng và dịch vụ của các công ty này và lựa chọn công ty đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của bạn.
- Dịch vụ khách hàng: Một số công ty in ấn có cung cấp dịch vụ hỗ trợ bạn trong quá trình thiết kế, chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm. Nếu bạn không có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều trong mảng thiết kế ấn phẩm hay các vấn đề phát sinh trong quá trình in, hãy chọn công ty sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của bạn và cung cấp các giải pháp phù hợp. Dịch vụ khách hàng chất lượng cao cũng đảm bảo rằng quá trình in ấn diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ.
- Thời gian giao hàng: Đảm bảo rằng công ty in có thể hoàn thành đơn hàng trong thời gian bạn yêu cầu. Thời gian giao hàng nhanh chóng và đúng hẹn sẽ giúp bạn đảm bảo được lịch trình và hiệu quả dự án của mình.
- Độ tin cậy và uy tín: Tìm hiểu về danh tiếng và uy tín của công ty in đó trên thị trường. Đọc các đánh giá từ khách hàng cũ và tìm hiểu kinh nghiệm làm việc của họ.