Skip to content

In offset là gì? Tìm hiểu về kỹ thuật in offset là gì

16.496 lượt đọc

Công nghệ in offset là hình thức tiết kiệm chi phí nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng in ấn phẩm hàng loạt với số lượng bản in thông thường từ vài trăm đến vài chục ngàn bản.

Tin bài liên quan

Máy in sử dụng kỹ thuật offset và thạch bản được ra đời ở Anh vào khoảng năm 1875 và được thiết kế in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy carton truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản lên bề mặt kim loại, và khoảng 5 năm sau giấy carton đã thay bằng cao su.

Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset với các trụ tròn là 2 anh em Harris Charles và ALbert Harris. Độc lập với 2 anh em nhà Harris là ông Washington Rubel. Trong 1 lần vận hành máy in Litho, ông nhận thấy mỗi khi bỏ nhịp, thì tờ giấy tiếp theo được đưa vào có 2 hình ảnh, mặt trên thuận và mặt dưới ngược, và ông nhận ra rằng mặt ngược được in có hình ảnh nét hơn, mịn màng hơn bởi được truyền qua tấm lót cao su.

Các thiết kế của 2 anh em Harris được phát triển từ máy in gồm các trống quay (giống hình vẽ trong phần “Quy trình in ấn offset”). Nó gồm một trống bản in tiết xục chặt với cuộn in và nước, và một cao su tiếp xúc ngày bên dưới xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn tờ giấy vào trống cao su đề in ân hình ảnh. Hiện nay, cơ chế in cơ bản này vẫn được dùng, nhưng đã được cải tiến mới như: thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy

Năm 1950, in offset đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi in offset cải tiến cho bản xếp chữa, mực in và giấy, thì đã tối ưu hóa được tốc độ in và tăng tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, in lịch,... đều sử dụng kỹ thuật này.

In offset là gì?

In offset là kỹ thuật in phẳng, chữ và hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su trước rồi mới ép tấm này lên giấy. Khi kết hợp với quá trình in thạch bản, nhờ vào lực đẩy của dầu và nước sẽ giúp giấy tránh được nước dính lên theo mực in, cho chất lượng in ấn tốt nhất.

Máy in offset
Máy in offset

In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in ấn, bởi những ưu điểm sau:

  • Chất lượng hình ảnh cao: Kỹ thuật in offset cho hình ảnh rõ nét, do hệ thống bánh răng in cao su có tính đàn hồi, có thể áp lên bề mặt in.
  • Có thể in lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám)
  • Kỹ thuật in này cũng giúp việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Tuổi thọ của bản in offset dài: Khác với máy in kỹ thuật số, in offset dùng ống bản in loại khắc sẵn thông tin. Nhờ vậy mà tuổi thọ dài hơn.
  • Chi phí: In offset là phương pháp rẻ nhất để sản xuất các bản in chất lượng cao với số lượng lớn. Ngoài ra, còn tiết kiệm mực in.

Quy trình in offset:

Quy trình in offset
Quy trình in offset

Kỹ thuật in offset có quy trình in gián tiếp, có 3 giai đoạn cơ bản:

  • Chà mực và chà ẩm lên khuôn in
  • Mực in được truyền từ khuôn in lên bề mặt tấm cao su
  • Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in

Nguyên lý in offset

Kỹ thuật in offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Luôn dùng hình ảnh thuận tức hình ảnh trên khuôn in phải là cùng phương với tờ in.

Kỹ thuật in offset

In offset là công nghệ in phổ biến nhất trong in thương mại hiện nay, lợi thế và ứng dụng rất lớn. In Lấy Ngay đã áp dụng thành công kỹ thuật in offset, với hệ thống máy luôn được cải tiến, nâng cấp mang đến những ấn phẩm chất lượng cao nhất với màu in chuẩn, sắc nét, đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng.

Ứng dụng của in offset

  • In offset thường được sử dụng để: in ấn sách, in báo, in phong bì, in card visit, trong ngành tiếp thị quảng cáo…
  • Sách là một ứng dụng khác của in offset, sách được nhiều người sử dụng và nhờ có in offset, sách đã có giá cả phải chăng hơn.
  • Trong ngành công nghệ tiếp thị, công nghệ in offset được ưa chuộng trong việc in ấn tờ rơi, tài liệu quảng cáo và các ứng dụng tiếp thị khác.
  • Kỹ thuật in offset đáp ứng được nhu cầu in số lượng lớn - nhanh chóng - chất lượng - chi phí thấp, mang lại lợi kinh tế tối ưu.
  • In được nhiều trên bề mặt chất liệu khác nhau: giấy, nhựa, PVC…

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật In offset là gì? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thiết kế in offset và mong muốn tìm một công ty thiết kế chất lượng, sáng tạo, hãy liên hệ cho chúng tôi.

Nguồn ảnh: https://vi.wikipedia.org/

4/5 (121 bầu chọn)