Skip to content

5 mẹo thiết kế phong bì công ty để tạo ấn tượng chuyên nghiệp

1 lượt đọc

Tiếp thị thông qua thư gửi trực tiếp vẫn giữ được giá trị riêng, không hề bị lấn át giữa làn sóng truyền thông số phát triển từng ngày. Dù trong thư có chứa những tấm bưu thiếp, tờ rơi, thư viết tay hay brochure, tất cả đều có thể đóng vai trò như cầu nối hiệu quả giữa thương hiệu và người nhận. 

Để tạo được dấu ấn và thu hút sự chú ý giữa hàng loạt thư từ mỗi ngày, chiếc bao thư cần được chăm chút từ hình thức cho đến cảm giác khi cầm trên tay. Dưới đây là năm gợi ý thiết thực giúp chiếc phong bì trong chiến dịch thư gửi trực tiếp trở nên thu hút hơn.

1. Bao thư trắng

Một hướng đi đáng cân nhắc khi triển khai chiến dịch gửi thư trực tiếp chính là lựa chọn phong cách tối giản thông qua phương án sử dụng phong bì trắng trơn, hay còn gọi là "bao thư không dấu hiệu nhận diện". Đây là loại bao thư không in logo, không ghi tên người gửi, cũng không đính kèm bất kỳ dấu hiệu nhận dạng rõ ràng nào. Tất cả tạo nên một diện mạo hoàn toàn trung lập, đơn giản đến mức người nhận không thể đoán trước nội dung bên trong. 

Mặc dù điều này nghe qua có vẻ đi ngược lại với các nguyên tắc xây dựng thương hiệu và khả năng gợi nhớ, nhưng trong một số tình huống, đặc biệt là khi in phong bì phục vụ cho chiến dịch thư gửi trực tiếp, cách tiếp cận này lại có thể phát huy tác dụng bất ngờ. Bởi một chiếc bao thư đơn điệu, không hé lộ thông tin, thường tạo cảm giác như một tài liệu mang tính chuyên môn, quan trọng hoặc khẩn cấp. Từ đó khơi gợi sự tò mò và khiến người nhận có xu hướng mở thư ngay để kiểm tra nội dung. 

Để tăng thêm hiệu quả mà vẫn không phá vỡ sự tinh giản ban đầu, có thể cân nhắc đính kèm một biểu tượng logo nhỏ vừa đủ, như một cách khơi gợi nhẹ nhàng mà vẫn duy trì được nét bí ẩn.

2. Chọn chất liệu in thân thiện với môi trường

Ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm kiếm cảm giác an tâm khi lựa chọn các thương hiệu mà họ tin rằng đang góp phần cải thiện tình trạng môi trường toàn cầu. Một trong những cách thể hiện tinh thần này rõ ràng và hiệu quả nhất chính là ưu tiên sử dụng chất liệu thân thiện với thiên nhiên. Ví dụ điển hình có thể kể đến là in phong bì bằng giấy kraft – loại bao thư không chỉ thể hiện rõ định hướng bảo vệ môi trường mà còn có độ bền cao.

Bao thư là ấn phẩm không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp
Bao thư là ấn phẩm không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp

Lựa chọn in bao thư công ty bằng chất liệu có nguồn gốc thân thiện với môi trường vừa giúp giảm áp lực lên hệ sinh thái, vừa tạo ra ấn tượng tích cực trong lòng người nhận. Khi cảm thấy hài lòng, khách hàng có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới thương hiệu, đồng nghĩa với khả năng phong bì được mở ra và nội dung bên trong được tiếp cận sẽ tăng lên rõ rệt. 

3. Sử dụng màu sắc khi thiết kế bao thư

Trong lĩnh vực marketing, màu sắc luôn đóng vai trò như một công cụ tạo kết nối cảm xúc với người xem. Khi tin bao thư công ty, lựa chọn gam màu không nên bị giới hạn ở những màu trung tính quen thuộc. Những mẫu bao thư đơn sắc, đặc biệt là các tông màu nổi bật, có khả năng thu hút ánh nhìn tốt hơn hẳn so với loại phong bì trắng thông thường, bất kể kích thước to nhỏ ra sao. 

Tạo điểm nhấn khi thiết kế phong bì bằng màu sắc đại diện thương hiệu
Tạo điểm nhấn khi thiết kế phong bì bằng màu sắc đại diện thương hiệu

Tuy nhiên, để người nhận cảm thấy hứng thú mở thư thì màu sắc ấn tượng mới chỉ là bước khởi đầu. Mỗi gam màu lại gợi lên một cảm xúc riêng, vì vậy điều quan trọng là phải chọn lựa một màu cụ thể phản ánh đúng tinh thần mà thương hiệu đang muốn truyền tải. 
Chẳng hạn, đối với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, màu xanh lá thường được liên tưởng đến sự phát triển và thịnh vượng – rất phù hợp với hình ảnh của doanh nghiệp chuyên về đầu tư, tín dụng, ngân hàng... Tương tự như vậy, sắc xanh dương lại gợi cảm giác vững vàng, đáng tin, lý giải tại sao gam màu này được rất nhiều thương hiệu lớn ưa chuộng khi in bao thư công ty nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo dựng niềm tin ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

4. Gợi ý nội dung bên trong bao thư để kích thích tò mò

Trong bối cảnh mỗi người phải tiếp nhận hàng trăm mẫu thư quảng cáo suốt một năm, bạn cần làm sao để lá thư của bạn không bị bỏ xó ở góc bàn hoặc tệ hơn là rơi thẳng vào thùng rác. Thay vì để chiếc phong bì trông quá mờ nhạt giữa hàng loạt thư từ gửi đến, hãy cân nhắc in phong bì có cửa sổ bóng kính để tiết lộ đôi chút về những điều thú vị nằm bên trong để khiến người nhận mở thư ra ngay lập tức.

In phong bì có cửa sổ bóng kính để gợi ý cho người nhận về nội dung bên trong
In phong bì có cửa sổ bóng kính để gợi ý cho người nhận về nội dung bên trong

Do đó, khi lên ý tưởng in phong bì cho chiến dịch thư trực tiếp, nên cân nhắc lồng ghép những chi tiết gợi mở hấp dẫn và trung thực, như một lời mời đầy thuyết phục khiến người nhận cảm thấy việc mở thư là xứng đáng với thời gian của họ.

5. Cá nhân hoá nội dung thư gửi trực tiếp

Không còn là điều xa lạ khi các tài liệu tiếp thị được cá nhân hoá thường đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với những thứ đại trà. Hình thức thư gửi trực tiếp cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Khi một thương hiệu dành thời gian để thể hiện sự quan tâm và cố gắng thấu hiểu từng người nhận thông qua những chi tiết nhỏ mang tính cá nhân, cảm giác gắn kết sẽ trở nên rõ rệt hơn rất nhiều. Dù không cần thiết phải áp dụng cách tiếp cận này lên toàn bộ tài liệu quảng bá, nhưng bất cứ khi nào có thể thêm vào một chút dấu ấn cá nhân thì hãy triển khai ngay.

Một trong những phương án dễ thực hiện nhất chính là viết thủ công khi gửi thư – cụ thể như viết tay địa chỉ, ký tên bằng mực thật hoặc thêm một vài dòng nhắn riêng vào trong bao thư. Không bắt buộc phải viết tay toàn bộ nội dung, nhưng chỉ cần một vài điểm nhấn như thế cũng đủ để người nhận cảm thấy được trân trọng. 

Tuy chỉ là lớp ngoài cùng, phong bì không nên bị xem nhẹ hay bỏ qua trong bất kỳ chiến dịch thư gửi trực tiếp nào. Đây chính là thứ đầu tiên đập vào mắt người nhận, trước cả khi họ có cơ hội tiếp cận nội dung bên trong. Vì thế, thiết kế bao thư xứng đáng nhận được sự đầu tư kỹ lưỡng tương đương với phần tài liệu quảng bá đi kèm. Nếu lớp vỏ ngoài không đủ sức khơi gợi sự tò mò hay tạo được cảm giác chỉn chu, thì dù in tờ rơi, in brochure hay in catalogue bên trong đầu tư đến đâu, người nhận cũng có thể sẽ không bao giờ tiếp xúc với thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

5/5 (1 bầu chọn)