Skip to content

Các loại giấy bìa cứng dùng để sản xuất bao bì

18 lượt đọc

Có rất nhiều loại bìa cứng khác nhau trên thị trường để sử dụng cho những mục đích khác nhau. Với độ dày, kích thước và hình dạng khác nhau, bìa cứng là vật liệu rất bền, nhẹ và chắc chắn.

Loại giấy dùng làm bìa cứng

Khi in thùng carton và các loại bao bì bằng bìa cứng, loại giấy được sử dụng sẽ định hình các đặc tính và mục đích sử dụng của sản phẩm bao bì giấy đó. Dù bao bì bằng bìa cứng có nhiều mục đích sử dụng, thực tế chỉ có hai loại giấy chủ yếu được sử dụng để tạo thành bìa cứng là giấy Kraft và giấy Test liners.

Cả giấy Kraft và giấy Test Liners thường được làm từ hai lớp giấy được liên kết với nhau. Lớp cơ sở được sử dụng để tăng cường sức mạnh, trong khi lớp bề mặt được làm từ chất lượng tốt hơn, được sử dụng để in ấn và tạo điểm nhấn về mặt thị giác.

Giấy Kraft

Giấy Kraft thường được sản xuất nguyên chất từ cây thông, cây bách tùng và cây tuyết tùng. Từ "nguyên chất" đơn giản là nói đến các sợi trong chất xơ giấy được sản xuất mới hoàn toàn và chưa được tái chế từ nguồn khác.

Sự nguyên chất của các sợi gỗ này cùng với quy trình sản xuất tỉ mỉ giúp tạo nên giấy Kraft rất chắc chắn và dễ in ấn. Điều này khiến giấy Kraft trở thành loại giấy phổ biến nhất được sử dụng để in thùng carton và các loại bao bì bìa cứng khác cần in ấn hoặc cần có cấu trúc khỏe và chắc chắn. 

Giấy Kraft dùng để in hộp giấy
Giấy Kraft dùng để in hộp giấy

Giấy Test Liners

Để hiểu đơn giản về giấy Test Liners thì đây là loại giấy có nhiều điểm tương đồng với giấy Kraft, tuy nhiên loại giấy này được tạo bằng 100% nguyên liệu tái chế. Tuy nhiên, vì các sợi gỗ đã bị tổn thương khi chuyển từ một sản phẩm giấy khác thành chất xơ và sau đó sản xuất thành bìa cứng nên nó không mạnh mẽ và không dễ in ấn như giấy Kraft.

Điều này khiến giấy Test Liners có giá thành thấp hơn và thường được các công ty in ấn sử dụng chủ yếu cho các loại bao bì không quá quan trọng về thẩm mỹ và độ chắc chắn.

Cấu trúc của tấm bìa

Trong các loại bao bì bằng bìa cứng, bìa cứng sóng (hay carton sóng) là loại loại bìa cứng được sử dụng phổ biến nhất, điển hình là in thùng carton sóng để đựng và vận chuyển sản phẩm. 

Về mặt cấu trúc, nói một cách đơn giản nhất thì carton sóng được làm từ ba thành phần khác nhau - một tấm giấy dạng lượn sóng hoặc có rãnh được kẹp vào giữa hai lớp bìa cứng phẳng khác.

Hai mặt phẳng ở hai bên có tác dụng chống nước (ở một mức độ nhất định),chống va chạm, trầy xước và phục vụ in ấn. Lớp sóng ở giữa tạo nên độ đệm cho lớp bao bì, giúp bảo vệ sản phẩm hiệu quả hơn.

Lớp sóng

Một chiếc hộp carton sóng có thể có nhiều lớp sóng chồng lên nhau để tăng độ chắc chắn cho chiếc hộp và bảo vệ sản phẩm bên trong hiệu quả hơn.

Sóng Đơn (Single-Walled)

Khi lớp giấy carton chỉ bao gồm hai mặt giấy phẳng và một lớp sóng ở giữa thì thường được gọi là “hộp sóng đơn” vì chỉ có một lớp sóng. 

Hộp carton sóng đơn
Hộp carton sóng đơn

Sóng Đôi (Double-Walled)

Sóng đôi có thể hiểu đơn giản là thêm một lớp sóng và một lớp giấy phẳng khác vào lớp sóng hiện có. Loại đóng gói này thường được sử dụng khi in thùng carton đựng các vật phẩm lớn, nặng hoặc thậm chí là các vật phẩm dễ vỡ, cần sự bảo vệ cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra, còn có các loại thùng carton 3 lớp, 5 lớp và 7 lớp với độ bền tăng dần và có cấu tạo tương tự như lớp sóng đôi. Tùy vào từng mục đích sử dụng và sản phẩm cần đựng mà bạn có thể yêu cầu xưởng in in thùng carton với số lượng lớp sóng phù hợp.

Hộp carton có nhiều lớp sóng
Hộp carton có nhiều lớp sóng

Sóng

Khi doanh nghiệp cần in các loại bao bì để đựng và vận chuyển sản phẩm như in hộp giấy cứng hoặc in thùng carton, việc hiểu biết về các loại sóng là rất quan trọng để lựa chọn được loại bao bì phù hợp cho sản phẩm và mục đích sử dụng của mình. 

Sóng, hay còn gọi là phần rãnh mềm trên bìa cứng, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của bìa carton, góp phần quan trọng cho các ưu điểm của bao bì bìa cứng.

Vai trò của sóng

Sóng đóng vai trò quan trọng, góp phần tăng tính cứng cáp và độ đệm của hộp bìa cứng. Bằng cách thay đổi chiều cao của sóng và theo đó là kích thước của rãnh sóng, tính chất của lớp bìa cứng có thể thay đổi hoàn toàn, chắc chắn hơn hoặc mỏng nhẹ hơn.

Kích thước chuẩn của sóng

Có các kích thước chuẩn cho sóng từ E (rất mịn),phù hợp cho bao bì bán lẻ và lý tưởng để in ấn, cho đến sóng A hoặc B, dày và thường được sử dụng cho bao bì đựng sản phẩm nặng hoặc có giá trị cao như túi hoặc hộp đựng quà tết, hộp trang sức, hộp rượu,...

Các kích thước chuẩn bao gồm:

  • Sóng A: 5mm
  • Sóng B: 3mm
  • Sóng C: 4mm
  • Sóng E: 1.5mm
  • Sóng F: 0.2mm
  • Sóng G: 0.5mm

Sự khác biệt giữa sóng E và B: Sự khác biệt chủ yếu nằm ở độ dày. Sóng B dày hơn, nặng hơn và do đó có độ bền cao hơn. Như đã nêu ở trên, bìa cứng có thể có 2 hoặc 3 lớp sóng và do đó có thể có sóng EB hoặc sóng BC.

Sóng được áp dụng phổ biến cho bìa cứng có 2 lớp bao gồm:

  • Sóng BC: 6mm - sóng B + C 
  • Sóng EB: 4.5mm - sóng E + B
  • Sóng AC: 8mm - sóng A + C

Các loại sóng khác nhau được áp dụng cho các mục đích đóng gói khác nhau, từ việc bảo vệ sản phẩm đến việc cung cấp cấu trúc và chịu lực tốt hơn cho bao bì. Việc chọn loại sóng phù hợp với nhu cầu cụ thể của sản phẩm sẽ đảm bảo rằng bao bì có thể bảo vệ và vận chuyển sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả.

Nguồn tham khảo: packhelp.com

5/5 (1 bầu chọn)