Một số sản phẩm nhất định sẽ phải tiếp xúc với độ ẩm trong quá trình lưu trữ và sử dụng, chẳng hạn như một số loại thực phẩm ướt, hoặc đồ khô để vào tủ lạnh và xuất hiện hiện tượng đổ mồ hôi sau khi để ra ngoài.
Do đó, nhãn mác của những sản phẩm này cần được thiết kế đặc biệt để đảm bảo tính chống nước và giúp thông tin in trên nhãn mác không bị nhòe hoặc trôi.
Sự thật về nhãn “không thấm nước” cho chai lọ
Các sản phẩm đựng trong chai lọ hầu hết đều là chất lỏng hoặc gel và thường được bảo quản trong tủ lạnh hoặc những ngăn làm lạnh chuyên biệt, do đó nhãn mác dán trên thân chai lọ thường phải có đặc tính chống nước để có thể đảm bảo độ bền và chức năng của mình.
Mặc dù rất khó đạt được khả năng chống nước hoàn toàn nhưng bạn có thể cân nhắc một số yếu tố sau để tăng cường khả năng bảo vệ nhãn mác của mình trước độ ẩm:
- Chất kết dính (keo dán)
- Chất liệu lớp mặt
- Một số yếu tố liên quan đến môi trường
Sử dụng loại keo dán nhãn thích hợp
Nước, dầu và các chất làm ẩm khác có thể khiến bạn gặp khó khăn khi chọn loại keo (chất kết dính). Kể cả khi lớp mặt của nhãn có khả năng chống nước tốt thì bạn vẫn cần đảm bảo lớp kết dính có khả năng chống chịu tốt trước tác động của các chất làm ẩm nêu trên. Độ ẩm và môi trường ẩm ướt có thể khiến lớp kết dính của nhãn bị tháo rời khỏi bề mặt dán.
Khi đó, bạn nên áp dụng những loại keo dán nhãn chống ẩm được thiết kế đặc biệt để bảo vệ nhãn mác tại các xưởng in nhãn mác tại Hà Nội. Để chọn được loại keo dán tối ưu nhất, bạn nên xem xét các yếu tố sẽ tác động đến lớp kết dính này, bao gồm lượng chất lỏng sẽ phải tiếp xúc, tần suất tiếp xúc dự kiến, loại chất lỏng nào sẽ tác động tới nhãn mác, v.v. Khi đã xác định được các yếu tố này, các chuyên gia tại đơn vị in nhãn mác tại Hà Nội có thể hỗ trợ bạn lựa chọn loại keo phù hợp với sản phẩm của mình.
Chọn vật liệu lớp mặt của nhãn
Có rất nhiều loại vật liệu in nhãn mác, nhưng phần lớn chúng thuộc một trong hai loại: giấy hoặc phim. Cả hai nhóm đều mang lại những lợi ích khác nhau nhưng phim thường có khả năng chống nước và các chất lỏng khác tốt hơn so với giấy.
Giấy là vật liệu có tính linh hoạt cao, tiết kiệm chi phí nhưng giấy có xu hướng phân hủy trong nước. Tuy nhiên, vẫn có những loại giấy có độ bền ướt cao hơn và có thể làm chậm sự xâm nhập của nước. Ngoài ra, bạn có thể thêm lớp phủ trên cùng như cán bóng, cán mờ,... để vừa tăng độ bền nước của nhãn mác, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ khi in nhãn mác.
Nhưng nhìn chung, chất liệu lớp mặt của nhãn mác bằng giấy thường sẽ có độ bền không cao, lớp phủ trên cùng cũng dễ bong khi phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt quá nhiều.
Ngược lại, phim là chất liệu in tem nhãn chống nước rất tốt. Không giống như giấy, phim không hấp thụ nước nên có khả năng chống thấm nước tốt. Một số chất liệu phim có khả năng xử lý độ ẩm tốt bao gồm:
- Polypropylen (BOPP) - Một loại màng cứng có khả năng chống rách cao, phù hợp với đồ uống và các sản phẩm cần tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
- Polyester (PET) – Là loại màng được thiết kế có độ bền tối đa, phù hợp cho các sản phẩm sử dụng ngoài trời.
- Polyolefin - Một loại màng mềm và dẻo, được sử dụng trong các ứng dụng cần uốn và ép, chẳng hạn như in nhãn mác cho chai để trong phòng tắm hoặc các môi trường ẩm ướt khác.
Một số yếu tố liên quan đến môi trường
Khi tiếp xúc với nước và các chất lỏng khác, sẽ có những vấn đề môi trường tiềm ẩn khác có thể phát sinh và tác động tới độ bền và hiệu quả của nhãn mác. Một số điểm chính bạn cần cân nhắc bao gồm:
- Môi trường sản xuất nhãn mác và gắn lên bao bì sản phẩm
- Môi trường vận chuyển và lưu trữ
- Môi trường sử dụng sản phẩm và nhãn mác
- Đặc tính của sản phẩm
Quá trình sản xuất nhãn mác tại các xưởng in nhãn mác tại Hà Nội cũng có tác động lớn đến lựa chọn chất kết dính, chất liệu các lớp của nhãn mác,... Đặc biệt, khi bao bì sản phẩm bị ướt trong quá trình sản xuất và dán nhãn mác thì keo ướt là lựa chọn bắt buộc trong trường hợp này.
Đặc tính của sản phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến độ bền của nhãn mác. Ví dụ: các sản phẩm có tính axit hoặc dầu có thể làm hỏng nhãn mác trong quá trình dán nhãn mác nếu không được xử lý cẩn thận.
Tiếp theo là khâu vận chuyển và bảo quản. Tất cả các nhãn mác sản phẩm không thấm nước phải được bảo quản trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ. Mức nhiệt độ và độ ẩm phù hợp sẽ khác nhau tùy theo đặc tính sản phẩm và chất liệu bao bì, nhãn mác.
Cuối cùng, bạn cần phải tính toán đến môi trường mà khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn có thể phải đựng bằng thùng đá, thùng làm mát hoặc những nơi bảo quản lạnh khác, bạn sẽ cần sử dụng chất liệu nhãn và chất kết dính bền hơn so với những loại chất liệu thông thường. Hoặc chẳng hạn với sản phẩm liên quan đến sức khỏe và làm đẹp, trong quá trình sử dụng, nhãn mác có thể sẽ phải tiếp xúc với các chất hóa học từ các sản phẩm này, do đó nhãn mác cần phải chịu được môi trường nóng, ẩm ướt, dầu và các chất khác. Với nhãn mác của kem chống nắng cần có khả năng chống thấm nước muối ở bãi biển hoặc chất tẩy ở hồ bơi và đồng thời cũng phải có khả năng chống tia cực tím.
Nguồn tham khảo: bluelabelpackaging.com