Sóng giấy carton là gì?
Giấy nguyên bản khi được sản xuất ra đều là dạng tấm phẳng. Tuy nhiên để chế tạo ra vật liệu giấy carton thì cần nhiều lớp, trong đó có lớp sóng nằm ở giữa. Sóng giấy carton thực chất là giấy được gia công tạo thành sóng theo kỹ thuật dập tạo sóng. Ở dạng sóng giấy này, vật liệu carton có độ cứng, khả năng chịu lực và chống sốc tốt hơn so với giấy nguyên bản.
Trên thực tế, có nhiều carton sóng A, sóng B, sóng C, sóng AB, sóng E,... Mỗi loại sóng sẽ tạo thành giấy carton có độ cứng, độ bền khác nhau và phục vụ những mục tiêu khác nhau.
Phân biệt cấu tạo carton sóng E và sóng B
Trong các loại sóng giấy carton thì sóng B và sóng E được dùng khá phổ biến. Phân biệt cấu tạo carton hai loại sóng này qua các đặc điểm sau:
Cấu trúc và hình dạng sóng
Sóng B: chiều cao sóng giấy là 2.5mm, trung bình khoảng 47 (+/- 3) sóng trên mỗi 30cm độ dài vật liệu.
Sóng E: chiều cao sóng giấy từ 1.2 mm đến 1.8 mm, trung bình khoảng 90 (+/- 3) sóng trên mỗi 30 cm chiều dài vật liệu.
Khả năng chịu lực của sóng
Sóng B: Giấy carton có cấu trúc sóng B có khả năng chịu lực tương đối, đặc biệt là chịu được lực xuyên thủng tốt.
Sóng E: Chiều cao sóng thấp nên khả năng chịu lực kém, chủ yếu dùng trong các loại bao bì thùng đựng carton đựng hàng hóa nhẹ.
Ứng dụng thực tế
Sóng B: là loại sóng cho bề mặt phẳng tốt nhất, ứng dụng phổ biến làm hộp carton để đựng trái cây, thùng carton nắp dài đựng hàng thời trang, thùng carton nắp rời, tấm lót carton, vách carton,...
Sóng E: là loại sóng mỏng nhất, thường dùng làm thùng carton để đựng các vật dụng nhẹ hoặc gói đồ, gói quà nhẹ. Thùng carton sóng E thường được phủ giấy nhiều màu sắc bên ngoài do dễ in ấn và chế tác. Thùng carton sóng E được sử dụng để làm: hộp đựng mỹ phẩm, hộp đựng phụ kiện nhỏ xinh, đựng đồ ăn nhanh, hộp đựng quần áo giày dép, sản xuất các hộp carton nhỏ,...
Người ta còn kết hợp sóng B và sóng E tạo vật liệu giấy carton nhiều lớp để tận dụng ưu điểm của cả hai loại sóng. Vật liệu này vừa có khả năng chịu lực xuyên thủng tốt, vừa mỏng nhẹ, tính thẩm mỹ cao.
Sóng giấy carton được tạo ra như thế nào?
Giấy nguyên liệu được đưa qua máy tạo sóng chuyên biệt để tạo thành các lớp sóng giấy carton. Sau đó tùy theo thành phẩm mong muốn mà người ta ghép lớp sóng giấy carton với lớp mặt và lớp đáy hoặc ghép nhiều lớp với nhau để tăng độ bền chắc.
Máy tạo sóng giấy carton ngoài chức năng chính là tạo lớp sóng thì còn có khả năng tạo sóng theo kích thước xác định. Từ đó người dùng có thể tạo giấy carton có kích thước sóng phù hợp với thùng carton định sản xuất. Các máy tạo sóng giấy carton sử dụng phổ biến tại các xưởng in ấn hiện nay thường có các khổ 1800 mm, 2000 mm, 2200 mm, 2500 mm,...
Khổ sóng càng lớn thì sản lượng làm việc của máy, nghĩa là số sóng tạo ra mỗi phút (giờ) càng thấp. Các máy tạo sóng hiện nay thường có tốc độ làm việc từ 100 - 200 mét/phút. Sau khi tạo được vật liệu carton hoàn thiện các lớp, người ta mới gia công để tạo thành thùng carton thành phẩm.
Ở các vật liệu có nhiều lớp sóng giấy, thiết bị sẽ sản xuất từng lớp sóng (loại sóng E, sóng B, sóng A,... tùy theo cài đặt). Sau đó các lớp sóng được gắn với lớp giấy phẳng bằng keo hồ chuyên dùng, trải qua quy trình xử lý nhiệt để đảm bảo gắn với nhau chắc chắn. Lần lượt các lớp sóng được ghép với nhau như vậy để tạo thành các thùng carton 3, 5 hoặc 7 lớp.
Trên đây Inlayngay.vn đã cùng bạn đọc phân biệt cấu tạo carton sóng E và sóng B cũng như cách tạo sóng trong ngành công nghiệp bao bì, in ấn hiện nay. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế, in ấn các loại ấn phẩm, bao bì. Trong đó bao bì carton được nhiều khách hàng quan tâm, đặt sản xuất và in ấn.
Nếu khách hàng đang có nhu cầu sản xuất, in ấn bao bì carton, hãy liên hệ với Inlayngay.vn để được tư vấn loại sóng carton cùng các thông số kỹ thuật phù hợp. Đảm bảo khách hàng sẽ được hỗ trợ thông tin chi tiết để có giải pháp bao bì tốt nhất với giá thành rẻ nhất.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & DỊCH VỤ ĐỨC THÀNH
ĐKKD: 0108325268, ngày cấp 15/06/2018 - Tp Hà Nội
VPGD: 27 Ngõ Giếng, phố Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội (Xem bản đồ)
Địa chỉ: Số 9, ngõ 111/12 Cầu Cốc, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.6682.6686 | Email: [email protected]