Skip to content

Một số gợi ý khi đặt in giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí

1 lượt đọc

Khi đặt in, sẽ có nhiều khoản chi phí phát sinh nếu bạn không có hiểu biết nhất định về quá trình in. Do đó, để tối ưu chi phí in ấn, trước tiên bạn cần tìm hiểu cơ bản về quy trình in, tối ưu về thiết kế mẫu in, chọn chất liệu và phương pháp in phù hợp, kiểm tra cẩn thận bản in thử,...

1. Tối ưu hóa thiết kế và bố cục in ấn

Bắt đầu từ khâu thiết kế, doanh nghiệp nên sắp xếp bố cục nội dung và các hình ảnh, họa tiết minh họa một cách hợp lý để tối ưu lượng giấy và mực in sử dụng. Việc chuẩn hóa kích thước và hình dạng của ấn phẩm in, như chọn khổ giấy tiêu chuẩn, sẽ giúp giảm chất thải và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, sử dụng các thiết kế đơn giản thay vì các mẫu thiết kế cầu kỳ, phức tạp không chỉ giúp giảm chi phí mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, thu hút khách hàng tốt hơn.

2. Lựa chọn loại giấy phù hợp

Chọn đúng loại giấy cho từng loại ấn phẩm in ấn cũng góp phần không nhỏ trong việc tối ưu chi phí cho người đặt in. Đối với in tờ rơi hoặc tài liệu phát tay khác, bạn nên chọn loại giấy mỏng hoặc giấy tái chế. Ngược lại, các ấn phẩm như danh thiếp, lịch tặng hoặc catalogue cao cấp - thể hiện cho giá trị thương hiệu hoặc sản phẩm, có thể cần sử dụng loại giấy dày hơn để tạo ấn tượng với người nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc các loại giấy thân thiện với môi trường trong in ấn bao bì như in túi giấy Kraft, in thùng hộp carton,..., vừa tiết kiệm chi phí vừa xây dựng hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng. lua-chon-loai-giay-phu-hop.jpg (168 KB)

3. In số lượng lớn

Đặt in số lượng lớn là một trong những cách tiết kiệm rất hiệu quả, bởi giá thành trên mỗi đơn vị in sẽ giảm đáng kể nhờ chiết khấu từ các công ty in ấn. Doanh nghiệp nên dự đoán nhu cầu dài hạn để đặt hàng với số lượng phù hợp, tránh phải in bổ sung, in gấp hoặc sửa đổi nhiều lần, gây phát sinh chi phí không cần thiết.

4. Lựa chọn phương pháp in phù hợp

Trước khi đặt in, bạn cũng nên tìm hiểu trước về các phương pháp in. Hiện nay có hai phương pháp in phổ biến nhất là phương pháp in offset và in kỹ thuật số. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai kỹ thuật in này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tối ưu, phù hợp với ấn phẩm mà mình muốn in. 

In kỹ thuật số phù hợp với các dự án nhỏ lẻ, yêu cầu thời gian hoàn thành nhanh và linh hoạt trong khâu chỉnh sửa. Trong khi đó, in offset là lựa chọn phù hợp cho các đơn hàng số lượng lớn, giúp giảm chi phí đáng kể khi in nhiều bản. in-offset-in-ky-thuat-so.jpg (163 KB)

5. Tận dụng dịch vụ in trực tuyến

Hiện nay, các dịch vụ in trực tuyến đang ngày càng phổ biến, mang đến giá cả cạnh tranh và sự tiện lợi cho người sử dụng. Doanh nghiệp có thể so sánh chất lượng và báo giá từ nhiều nhà cung cấp để tìm ra đơn vị in ấn tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến danh tiếng và uy tín của các đơn vị in, công ty in ấn có đánh giá tốt sẽ có khả năng cao hơn mang lại sản phẩm in đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mong muốn của người đặt in.

6. Sử dụng mẫu và thông số kỹ thuật in

Hầu hết các nhà in đều cung cấp mẫu và hướng dẫn kỹ thuật để hỗ trợ khách hàng. Bạn nên tuân thủ các thông số này để giảm thiểu lỗi thiết kế và in ấn, tránh các chi phí phát sinh do in lại. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng theo hướng dẫn của xưởng in còn đẩy nhanh quá trình chuẩn bị trước in, tối ưu thời gian thực hiện dự án.

7. Kiểm tra cẩn thận bản in thử

Kiểm tra bản in là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp tránh những sai sót trong quá trình in ấn làm tốn thêm thời gian, công sức và tiền bạc cho việc chỉnh sửa và in lại. Trước khi tiến hành in số lượng lớn, bạn hãy xem xét kỹ các bản in thử để phát hiện lỗi, từ bố cục tổng thể đến những chi tiết nhỏ. Công đoạn này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo sản phẩm in ấn đạt chuẩn về chất lượng và tính thẩm mỹ.kiem-tra-ban-in.jpg (105 KB)

8. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà in

Việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với một công ty in ấn uy tín có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài. Các nhà in thường cung cấp chiết khấu cho khách hàng trung thành và cung cấp những lời khuyên hữu ích về các phương pháp in ấn tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, mối quan hệ lâu dài với xưởng in sẽ giúp doanh nghiệp có được kinh nghiệm trong khâu in ấn, nhận được ưu đãi và dịch vụ nhanh chóng, linh hoạt hơn.

9. Chọn phương án đóng gói và vận chuyển hợp lý

Để tối ưu chi phí cho giai đoạn sau in, doanh nghiệp cần chú trọng yếu tố đóng gói và vận chuyển. Trước hết, thiết kế đóng gói hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí vật liệu và vận chuyển. “Hiệu quả” ở đây bao gồm bao bì vừa vặn, sử dụng vật liệu đơn giản, chi phí thấp nhưng vẫn có thể bảo vệ tốt sản phẩm. Hạn chế lãng phí vật liệu đóng gói và đảm bảo tính an toàn cần thiết trong quá trình vận chuyển.

Tiếp theo, chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Một số xưởng in quy mô lớn và có kinh nghiệm nhiều năm sẽ cung cấp dịch vụ đóng gói và giao thành phẩm in miễn phí trong khu vực nhất định, khi đó bạn có thể chọn những xưởng in ở gần mình, chẳng hạn như xưởng in ấn tại Hà Nội, xưởng in phạm vi miền Bắc,... để giảm thiểu chi phí cho khâu đóng gói và vận chuyển.

Tin bài liên quan

5/5 (1 bầu chọn)