1. Lợi ích của tem vỡ
Tem vỡ là loại tem chuyên được sử dụng để làm căn cứ bảo hành, niêm phong hàng hóa, chống làm giả sản phẩm. Nhờ tính năng đặc biệt là sau khi được dán lên sản phẩm, tem sẽ không thể bóc ra, nếu cố tình bóc ra tem sẽ vỡ thành nhiều mảnh. Do đó, loại tem nhãn này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
- Tem giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
- Tem vỡ sở hữu nhiều hình thù, hoa văn, màu sắc khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng gây được ấn tượng cho người dùng và giúp hình ảnh thương hiệu của mình được nhiều người biết đến.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý hàng hóa, là căn cứ quan trọng để người mua chọn được sản phẩm chất lượng cao.
- Giúp doanh nghiệp và người mua nhận biết được sản phẩm có bị tháo gỡ, bóc tách, thay thế các bộ phận, tráo đổi trước khi đến tay khách hàng hay không.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng làm giả sản phẩm và giúp xác định thời gian bảo hành sản phẩm chính xác.
2. Chất liệu in tem vỡ chuyên nghiệp
Có 2 chất liệu in tem vỡ chuyên nghiệp thông dụng nhất hiện nay là decal vỡ dai và decal vỡ giòn. Chất liệu này có độ giòn cao, không bị bong trước khi hàng hóa đến tay người sử dụng. Cụ thể tính chất của từng loại chất liệu như sau:
Decal vỡ dai: Bề mặt decal được làm bằng loại giấy có độ vỡ vừa phải, decal có độ bám dính tốt, có thể dán vào các bề mặt gồ ghề mà không lo bị bong tróc.
Decal vỡ giòn: Mặt in của decal được làm từ loại giấy có độ giòn cao, chỉ cần có tác động nhỏ cũng có thể khiến decal vỡ ra thành nhiều mảnh.
3. Lưu ý trong việc lựa chọn hình dạng và kích thước tem vỡ
Kích thước và hình dạng tem vỡ cần phù hợp với từng loại sản phẩm và vị trí dán tem. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn dễ dàng lựa chọn kích thước và hình dạng tem vỡ phù hợp:
- Đối với những sản phẩm góc cạnh, có dạng hình vuông thì doanh nghiệp nên lựa chọn tem vỡ có hình sáng cong, mềm mại như: hình e lip, tròn nhằm tạo nên sự cân đối, hài hòa cho sản phẩm.
- Ngược lại, với những sản phẩm sở hữu hình dáng cong thì doanh nghiệp nên chọn những loại tem vỡ góc cạnh như hình ngũ giác, chữ nhật,...
- Đối với những sản phẩm có kích thước lớn, tem vỡ cần có tỷ lệ tương xứng, tránh chọn kích thước tem quá lớn hoặc quá nhỏ gây mất thẩm mỹ và làm giảm hiệu quả sử dụng của tem.
4. Quy trình in tem vỡ chuyên nghiệp
Với nhu cầu in tem vỡ ngày càng tăng cao cũng như chất lượng tem ngày càng được chú trọng, đòi hỏi doanh nghiệp cần lựa chọn được đơn vị in tem nhãn chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng, sử dụng máy móc tiên tiến, công nghệ hiện đại để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dưới đây là quy trình in tem vỡ chuyên nghiệp:
Bước 1: Thiết kế tem vỡ:
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình in tem vỡ chuyên nghiệp giúp định hình sản phẩm sau in về màu sắc, hình dáng, kích thước, nội dung in ấn,... Việc thiết kế tem vỡ cần rõ ràng về thông tin sản phẩm, doanh nghiệp, bản thiết kế hài hòa và giúp người dùng dễ nhận biết, quan sát và đọc được các thông tin quan trọng.
Để tem vỡ đạt tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu đề ra, đòi hỏi đơn vị thiết kế cần có kinh nghiệm, chuyên môn, kinh nghiệm và khiếu thẩm mỹ tốt.
Bước 2: Chọn công nghệ in ấn:
Có 4 công nghệ in ấn được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là in laser, in offset, in flexo và in lụa. Để dễ dàng chọn được công nghệ in phù hợp, doanh nghiệp cần xác định được số lượng in ấn và yêu cầu thành phẩm.
Đối với những doanh nghiệp cần in ấn số lượng lớn thì in offset là lựa chọn thích hợp nhất. Bên cạnh đó, in flexo và in lụa lại phù hợp với những đơn vị in tem vỡ số lượng ít. Còn công nghệ in laser sẽ được áp dụng trong trường hợp khách hàng in tem hologram (tem 7 màu).
Bước 3: Tiến hành in:
Nhằm giúp quy trình in ấn mang lại sản phẩm chất lượng cao thì trước khi in, đơn vị in ấn cần kiểm tra thật kỹ các loại máy móc thiết bị, vật liệu và mực in để tránh trình trạng gián đoạn do thiếu hụt vật liệu hoặc quá trình in phát sinh sự cố,
Bên cạnh đó, người thợ đảm nhận in tem vỡ cũng cần có kinh nghiệm cao, chuyên nghiệp, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn mới có thể đảm bảo tem hoàn thiện đạt chất lượng.
Bước 4: Gia công sau in:
Tem vỡ sau khi in xong sẽ được phủ lớp bảo vệ và cán màng để đảm bảo về mặt tuổi thọ và thẩm mỹ của tem.
Bước 5: Cắt bế thành phẩm:
Công đoạn này cần phải tạo khuôn mẫu cùng với lưỡi bế bao bên ngoài. Đồng thời, tem sẽ được lắp lên máy để cắt bế. Đây cũng là công đoạn cuối cùng hoàn thiện quy trình in tem vỡ chuyên nghiệp.
Thông qua phần chia sẻ trên đây của In Đức Thành có thể thấy, tem vỡ đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, việc in tem vỡ là rất cần thiết đối với những sản phẩm đòi hỏi sự chứng thực về mặt chất lượng, những sản phẩm thường xuyên bị làm giả hoặc sản phẩm có thời hạn bảo hành. Quý khách có nhu cầu in tem vỡ chuyên nghiệp tại Hà Nội, có thể liên hệ trực tiếp với In Đức Thành theo thông tin sau đây:
086.22.88.202 – 091.538.1109